axit amin trong thuc an cho tom

Hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm

Thức ăn là nguồn cấp dinh dưỡng chính cho tôm. Trong đó, Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm là hai thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp tôm lớn nhanh và có chất lượng thịt cao. Thế nhưng, nhu cầu Protein và Axit Amin của tôm như thế nào? Và làm sao để cân đối hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm để tôm hấp thu tối đa dưỡng chất?

Mối liên hệ giữa Protein và Axit Amin đối với sự phát triển của tôm

Theo nghiên cứu của Halver (1988), Protein là thành phần hữu cơ chính trong cơ thể của tôm, chiếm khoảng 60% – 75% trên tổng trọng lượng khô của cơ thể. Cấu trúc của Protein khá phức tạp, với khoảng 50-55% Carbon, 22-26% Oxy, 12-19% Nitơ, 6-8% Hydro và 0-2% Lưu huỳnh. Mặc dù có nhiều loại Protein khác nhau, thế nhưng các nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng khi Protein bị thủy phân, chúng đều chuyển thành Axit Amin.

01 axit amin trong thuc an cho tom
Protein khi bị thủy phân sẽ được chuyển hóa thành Axit Amin

Nhiệm vụ chính của Protein đối với tôm là xây dựng nên cấu trúc cơ thể của tôm. Trong thức ăn nuôi tôm, Protein cung cấp Axit Amin thông qua quá trình tiêu hóa và thủy phân. Khi đó, Axit Amin trong ống tiêu hóa được hấp thu vào máu và có nhiệm vụ đi đến các mô, cơ quan trong cơ thể tôm để thực hiện quá trình sinh tổng hợp Protein của cơ thể, giúp tôm sinh trưởng, sinh sản và duy trì trạng thái sống.

Có thể thấy rằng Protein và Axit Amin có mối quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời, cùng nhau đóng góp vào quá trình sống và phát triển của tôm. Do đó, việc bổ sung đủ và đa dạng hàm lượng Protein là cần thiết để chúng có thể chuyển hóa thành nhiều dạng Axit Amin khác nhau cho tôm.

Tôm có nhu cầu về Protein và Axit Amin như thế nào?

Vì có tầm ảnh hưởng đến quá trình sống, sinh trưởng và sinh sản của tôm, do đó tôm có nhu cầu về Protein và Axit Amin khá cao. Và hiện nay chưa có hợp chất nào có thể thay thế được hai hợp chất này trong cơ thể tôm nói riêng và động vật thủy sản nói chung.

Nếu tôm bị thiếu Protein và Axit Amin sẽ chậm sinh trưởng, chậm phát dục và sức phát dục cũng giảm, từ đó làm giảm trọng lượng và ảnh hưởng đến chất lượng tôm khi thu hoạch.

Ngược lại, nếu hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm bị dư thừa, vượt quá khả năng hấp thu để tổng hợp Protein của tôm, chúng sẽ được chuyển hóa thành năng lượng (lúc này tôm phải tốn năng lượng cho quá trình tiêu hóa Protein dư thừa) hoặc hoặc thải ra môi trường nước, gây lãng phí dinh dưỡng và làm tăng chi phí thức ăn cho người nuôi (vì thức ăn có hàm lượng Protein cao thường có giá thành cao hơn).

02 axit amin trong thuc an cho tom
Cần cung cấp đủ Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm để tôm phát triển tốt

Nhu cầu Protein của tôm là lượng Protein tối thiểu có trong thức ăn nhằm đáp ứng các yêu cầu về chuyển hóa Axit Amin để tôm đạt tăng trưởng tối đa (NRC, 1993). Tôm có nhu cầu về Protein khác nhau ở mỗi giai đoạn sinh trưởng:

  • Giai đoạn 1 – Tôm mới thả nuôi đến khi đạt 3gram/con: Nhu cầu sử dụng thức ăn có Protein tổng số > 40%.
  • Giai đoạn 2 – Tôm phát triển từ 3gram/con đến 8gram/con: Nhu cầu sử dụng thức ăn có Protein tổng số > 38%.
  • Giai đoạn 3 – Tôm phát triển từ 8gram/con đến khi thu hoạch: Nhu cầu sử dụng thức ăn có Protein tổng số từ 35% – 38%.

Về cơ bản, khi bổ sung đủ hàm lượng Protein, tôm sẽ được cung cấp đủ Axit Amin. Thế nhưng, nếu chỉ quan tâm đến điều này, bà con sẽ không đáp ứng được nhu cầu đa dạng về Protein cũng như Axit Amin của tôm. Thành phần và tỷ lệ các Axit Amin thiết yếu có trong Protein là điều mà bà con cũng cần quan tâm khi lựa chọn thức ăn cho tôm:

  • Axit Amin không thiết yếu: Là những Axit Amin mà tôm có thể tự tổng hợp được qua thức ăn, ví dụ như Alanine, Glycine, Serine, Tyrosine, Proline, Cysteine, Cystine.
  • Axit Amin thiết yếu: Là những Axit Amin mà tôm phải lấy trực tiếp từ thức ăn (không qua quá trình tổng hợp), bao gồm 10 loại khác nhau là: Arginine, Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan và Valine (Halver, 1989).

Bảng dưới đây là ví dụ về nhu cầu Axit Amin thiết yếu của một loài tôm:

Loại Axit Amin thiết yếu Hàm lượng cần thiết
Arginine 5,8
Histidine 2,1
Isoleucine 3,5
Leucine 5,4
Lysine 5,3
Methionine

(+ Cystine)

3,6
Phenylalanine

(+ Tyrosine)

7,1
Threonine 3,6
Tryptophan 0,8
Valine 4,0

Vì sao cần cân đối hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm?

Mặc dù các nhà sản xuất thức ăn hoàn toàn có thể cân đối hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm khi chế biến thức ăn, thế nhưng trước sự khan hiếm về mặt nguyên liệu và chi phí cho nghiên cứu đẩy giá thành thức ăn lên cao, nên họ thường chọn con đường dễ đi hơn là sử dụng những nguồn nguyên liệu thay thế rẻ tiền (có ít sự đa dạng về chất dinh dưỡng), hoặc có đủ hàm lượng Protein cần thiết cho tôm nhưng chứa các Protein tôm không thể tiêu hóa được hoặc các Protein có tỷ lệ các Axit Amin không cân đối hoặc thiếu hụt loại Axit Amin.

Bảng dưới đây tổng hợp thành phần dinh dưỡng có trong một số loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng, cho thấy các loại thức ăn thường chỉ khác nhau về hàm lượng Protein – thành phần quan trọng nhất đối với sự sống, phát triển và sinh sản của tôm:

Thành phần dinh dưỡng  Thức ăn 1 Thức ăn 2 Thức ăn 3 Thức ăn 4
Protein (Đạm) (%) 43 42 40 38
Chất béo (%) 6 6 6 6
Chất xơ (%) 3 3 3 3
Bột tro (%) 14 14 14 14
Độ ẩm (%) 10 10 10 10
Mức độ tan trong nước (giờ) 2 2 2 2

Câu hỏi đặt ra là: “Thức ăn có tỷ lệ Protein và Axit Amin không cân đối, làm thế nào để tôm hấp thu đầy đủ mà không bị dư thừa?”

Cách cân đối hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm hiệu quả

Tôm có nhu cầu cao về dinh dưỡng nhưng không có nhu cầu cụ thể về loại thức ăn. Nắm được điều này, bà con có thể cân đối hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm bằng những cách sau:

  • Phối trộn nhiều loại thức ăn khác nhau, mục đích của việc này là đa dạng nguồn cung cấp Protein để có khả năng chúng được chuyển hóa thành nhiều Axit Amin hơn.
  • Bổ sung trực tiếp một số Axit Amin thiết yếu cho tôm. Thông thường, như đã nói ở trên tôm thường lấy Axit Amin từ quá trình thủy phân Protein, tuy nhiên, Axit Amin cũng có thể được cung cấp trực tiếp thông qua những sản phẩm cụ thể.

Bột cá và bột hải sản được coi là hai trong các nguồn thức ăn bổ sung Axit Amin dồi dào và cân đối cho tôm. Tuy nhiên, trước thực trạng khan hiếm nguyên liệu, chất lượng bột cá trên thị trường ngày càng giảm và không thân thiện với môi trường (vì chúng cung cấp nguồn Protein thô cao mà tôm không thể tiêu hóa), về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm.

Tham khảo: Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm

Do đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm kiếm giải pháp để thay thế cho bột cá, kết quả là: Sử dụng các nguồn chứa Axit Amin tự do, các sản phẩm chứa Axit Amin tinh chế (có cung cấp tại các đại lý thức ăn trên thị trường), và các Enzyme tiêu hóa vào thức ăn cho tôm… để thay thế cho bột cá giúp mang lại hiệu quả cao và tăng năng suất cũng như chất lượng tôm thu hoạch.

Men vi sinh đường ruột cho tôm là một trong những lựa chọn bà con nên đưa vào khẩu phần ăn của tôm để giúp tăng hiệu quả hấp thu Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm, kích thích tôm tiêu hóa tốt hơn, giảm lượng thức ăn dư thừa và giảm tỷ lệ FCR cho mùa vụ. 

Men vi sinh Microbe-Lift DFM là dòng men vi sinh đường ruột cho tôm chứa nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Giúp tôm phân giải và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, trong đó bao gồm cả việc tiêu hóa và hấp thu Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm.
  • Cung cấp 4 chủng vi khuẩn Bacillus có lợi cho đường ruột tôm là: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis. Giúp tôm phòng ngừa hiệu quả các bệnh liên quan đến đường ruột, điển hình là bệnh phân trắng.

03 axit amin trong thuc an cho tom Copy

Tóm lại, hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm có cân đối và cung cấp đủ cho tôm hay không phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu để sản xuất ra thức ăn. Và tôm có thể hấp thu được bao nhiêu Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm còn tùy thuộc vào khả năng tôm tiêu hóa, khả năng chuyển hóa và sử dụng Protein cũng như Axit Amin ở từng giai đoạn phát triển cụ thể. Bà con cần tư vấn thêm về men vi sinh đường ruột hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của tôm, hãy liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký