Quy trình nuôi cá tra hiệu quả cao!

Quy trình nuôi cá tra hiệu quả cao!

Nuôi cá tra trong những năm gần đây đã trở thành ngành nghề phát triển mạnh mẽ và là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi cá tra đang đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường và chất lượng con giống suy giảm. Để đạt được hiệu quả cao trong việc nuôi cá tra, bà con cần áp dụng một quy trình kỹ thuật chuẩn. Trong bài viết này, BIOGENCY sẽ giới thiệu quy trình nuôi cá tra đạt hiệu quả cao nhất.

Lựa chọn con giống

Việc chọn lựa con giống là một bước quan trọng trong quy trình nuôi cá tra. Con giống cần phải đảm bảo chất lượng để cá có thể phát triển tốt trong suốt quá trình nuôi. Khi lựa chọn cá giống, bà con cần ưu tiên những con khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt, phản ứng nhanh với các kích thích từ môi trường.

Đặc biệt, cá giống không được có vết trầy xước, mất nhớt và các vây, kỳ phải đầy đủ và không bị tổn thương. Ngoài ra, con giống cần phải đồng đều về kích cỡ, không có dị tật hay dị hình và không mang mầm bệnh. Thông thường, cá giống có kích cỡ từ 10 – 12 cm là phù hợp để giảm thiểu hao hụt trong quá trình nuôi.

Quy trình nuôi cá tra hiệu quả cao!
Con giống cần phải đảm bảo chất lượng để cá có thể phát triển tốt.

Chuẩn bị ao nuôi cá tra

Ao nuôi cá tra cần có diện tích tối thiểu từ 500m2 với độ sâu nước từ 1,5 đến 2m. Bờ ao phải được xây dựng chắc chắn và có độ cao hơn mức nước cao nhất trong năm để tránh tình trạng tràn nước. Ngoài ra, hệ thống cống phải được lắp đặt để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước giúp duy trì chất lượng nước trong ao. Trước khi thả cá, bà con cần thực hiện các bước chuẩn bị kỹ lưỡng như sau:

  • Bước 1: Tháo cạn hoặc tát cạn ao đồng thời dọn sạch rong rêu, cỏ dại trên đáy và bờ ao.
  • Bước 2: Tiến hành vét bớt lớp bùn lỏng dưới đáy ao, chỉ giữ lại lớp bùn dày khoảng 0,2 – 0,3m, đồng thời lấp đầy mọi hang hốc, lỗ hổng và sửa lại bờ ao cho chắc chắn.
  • Bước 3: Sau khi vệ sinh ao xong, bà con rải vôi bột lên toàn bộ đáy và bờ ao với lượng 7 – 10 kg/100m2 để khử trùng.
  • Bước 4: Phơi đáy ao trong 2 – 3 ngày để tiêu diệt vi khuẩn và dịch bệnh trước khi thả giống.
  • Bước 5: Sau khi hoàn tất công đoạn trên, bà con cho nước vào ao từ từ qua cống có lưới lọc để ngăn ngừa cá dữ và các tác nhân gây hại xâm nhập vào ao.
Quy trình nuôi cá tra hiệu quả cao!
Ao nuôi cá tra cần có diện tích tối thiểu từ 500m2.

Thả cá tra giống

Bà con nên thả cá vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả vào thời điểm trời mưa to hoặc nắng gắt vì điều này có thể khiến cá bị sốc nhiệt. Trước khi thả cá vào ao, bà con cần tắm cá bằng nước muối pha loãng (2% muối, tức 20 gram muối cho 1 lít nước) trong khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ ký sinh trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Đối với cá giống được vận chuyển trong túi nilon, bà con nên ngâm túi vào nước ao khoảng 10 – 15 phút để điều chỉnh nhiệt độ giữa túi và nước aoi. Khi thả cá, bà con hãy  mở miệng túi từ từ cho nước chảy vào và để cá tự bơi ra ngoài. Sau đó, bà con vỗ tay trên mặt nước để cung cấp oxy cho cá. Khi cá đã ra hết, bà con có thể dốc túi để thả phần còn lại.

Nếu cá giống được vận chuyển bằng ô tô có quây bạt, bà con cần xả bớt nước trong thùng xe và thêm nước từ ao vào để điều chỉnh sự chênh lệch nhiệt độ. Trong trường hợp có điều kiện, bà con có thể dùng lưới mắt nhỏ để quây một góc ao, sau đó thả cá vào. Sau khi cá ổn định, bà con lắp máy bơm tạo dòng nước nhẹ để tăng cường oxy. Đợi đến khi cá hoàn toàn ổn định, bà con có thể thả cá ra ao chính.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng Chlorine (nồng độ 5 ppm) hoặc Iodine (nồng độ 10 ppm) để tạt khắp ao nhằm tiêu diệt ký sinh trùng và giảm nguy cơ nhiễm trùng cho cá giống. Với quy trình thả cá đúng cách, bà con sẽ nâng cao tỷ lệ sống và sự phát triển của cá trong suốt quá trình nuôi cá tra.

Quy trình nuôi cá tra hiệu quả cao!
Bà con nên thả cá vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Quá trình chăm sóc khi nuôi cá tra

Quá trình chăm sóc cá tra là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và năng suất cao cho đàn cá. Điều này không chỉ bao gồm việc cung cấp khẩu phần ăn hợp lý mà còn phải quản lý tốt môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe cho cá.

Khẩu phần và lượng thức ăn sử dụng khi nuôi cá tra

Trong những ngày đầu sau khi thả giống, bà con không nên cho cá ăn vào ngày đầu tiên. Trong 3 ngày tiếp theo, bà con nên cho cá ăn một lần mỗi ngày vào lúc 08:00 với khẩu phần ăn khoảng 0,5 – 0,8% trọng lượng của đàn cá. Khi cho ăn, bà con cần rải thức ăn đều và từ từ trên mặt ao để tất cả cá đều có thể ăn được.

Ngoài ra, khẩu phần thức ăn cần được điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và sức khỏe của cá. Trong mùa lạnh, khi cá ăn ít hơn, bà con chỉ cần cho ăn một lần vào buổi chiều, lúc nhiệt độ nước ao cao nhất (khoảng 15:00 – 16:00) đồng thời giảm lượng thức ăn. Tùy vào độ đồng đều của cá, bà con cũng cần điều chỉnh kích cỡ viên thức ăn sao cho phù hợp.

Quản lý môi trường ao nuôi cá tra

Để cá tra phát triển khỏe mạnh, bà con cần theo dõi và quản lý môi trường ao nuôi một cách thường xuyên. Việc kiểm tra và xử lý các hiện tượng bất thường như rò rỉ nước hay sạt lở bờ ao là điều cần thiết để đảm bảo môi trường sống ổn định cho cá. Theo dõi hoạt động bơi lội và bắt mồi của cá cũng giúp nhận diện các dấu hiệu bất thường và kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, bà con cần thay nước định kỳ mỗi tháng, khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao vào thời điểm triều cường. Ngoài ra, việc sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA cũng giúp cải thiện chất lượng nước, phân hủy chất hữu cơ, hấp thu khí độc như NH3 và H2S. Sản phẩm  này còn giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn gây hại và tăng cường sức khỏe cho cá.

Ngoài ra, bà con cũng nên kiểm tra định kỳ tốc độ tăng trưởng của cá 1-2 lần mỗi tháng. Cách thực hiện là bắt ngẫu nhiên 20-30 cá thể để xác định trọng lượng và kích thước trung bình của đàn cá. Từ đó, bà con có thể điều chỉnh khẩu phần ăn và môi trường ao nuôi sao cho phù hợp.

Quy trình nuôi cá tra hiệu quả cao!
Bà con nên kiểm tra định kỳ tốc độ tăng trưởng của cá 1-2 lần mỗi tháng.

Tăng cường sức khỏe và phòng bệnh khi nuôi cá tra

Để cá tra phát triển khỏe mạnh, bà con cần chú ý tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật cho cá. Một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao là bổ sung Vitamin C, Premix khoáng và men tiêu hóa định kỳ 7-10 ngày. Cách này giúp cá hấp thu tốt dưỡng chất trong thức ăn và tăng cường sức đề kháng.

Để phòng ngừa bệnh tật, bà con cần định kỳ hút bùn đáy ao một cách nhẹ nhàng, tránh làm đảo lộn đáy ao và khiến khí độc hòa tan vào nước. Đồng thời, việc xổ ký sinh trùng định kỳ 20-30 ngày một lần bằng thuốc trộn vào thức ăn cũng rất quan trọng để giảm mầm bệnh ký sinh trong cơ thể cá.

Ngoài ra, việc sử dụng men vi sinh Microbe-Lift DFM định kỳ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cá. Men vi sinh này hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng giúp cá khỏe mạnh và có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Microbe-Lift DFM cũng góp phần cải thiện chất lượng nước, hỗ trợ giảm thiểu vi khuẩn và các mầm bệnh có trong môi trường ao nuôi. Cuối cùng, bà con cần định kỳ xử lý vôi CaO với liều lượng 200 kg/10.000 m³ nước để ổn định chất lượng nước.

Quy trình nuôi cá tra hiệu quả cao!
Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift DFM định kỳ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cá.

Thu hoạch vụ nuôi cá tra

Việc thu hoạch cá tra cần được thực hiện đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả. Thời gian nuôi cá tra trung bình kéo dài khoảng 10 tháng, khi cá đạt kích thước từ 0,7 đến 1,5 kg mỗi con. Trong quá trình thu hoạch, bà con có thể lựa chọn thu hoạch một lần và giữ lại những con cá nhỏ chưa đạt cỡ thương phẩm.

Trước khi thu hoạch, bà con nên ngừng cho cá ăn ít nhất một ngày để giúp cá tiêu hóa hết thức ăn trong bụng, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá. Khi đánh bắt, bà con cần sử dụng lưới sợi mềm và đánh bắt từ từ, tránh kéo dồn quá nhiều cá vào lưới để giảm thiểu tỷ lệ cá chết.

Sau khi cá được thu hoạch, bà con cần nhanh chóng phân loại và rửa sạch cá để chuẩn bị cho quá trình bảo quản và vận chuyển. Cá nên được chuyển ngay đến nhà máy chế biến hoặc nơi tiêu thụ để đảm bảo chất lượng và hạn chế rủi ro. Cuối cùng, sau vụ thu hoạch, bà con cần tát cạn ao và tiến hành các công tác chuẩn bị để sẵn sàng cho vụ nuôi kế tiếp.

Nuôi cá tra là một quá trình đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận  từ khi chuẩn bị ao nuôi cho đến lúc thu hoạch. Việc thực hiện đúng quy trình nuôi cá tra sẽ giúp gia tăng hiệu quả trong mỗi vụ nuôi và đạt được sản phẩm chất lượng. Nếu bà con muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc ao nuôi cá tra, hãy liên hệ ngay với BIOGENCY qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết!

>>> Xem thêm: Đặc điểm & tính chất của nước nuôi thủy sản

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký