tuyến trùng gây hại

Bài 1: Tuyến trùng – sinh vật nhỏ, tác hại lớn

TỔNG QUAN VỀ TUYẾN TRÙNG – SINH VẬT NHỎ, TÁC HẠI LỚN

Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Kích thước nhỏ hơn 1mm chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Lần đầu tiên được mô tả vào năm 1745 bởi nhà khoa học F. Needham. Được định danh thuộc loài Anguina tritici.

Tuyến trùng trong nông nghiệp được phân chia làm nhiều loại. Có nhiều tiêu chí để phân loại. Gồm có ích và gây hại.

>>> Xem thêm: Cơ chế gây hại của tuyến trùng

tuyen trung

Tuyến trùng có hại được chia làm 03 nhóm chính:

  • Nhóm nội ký sinh: Là nhóm sống ký sinh bên trong thực vật. Chúng chích hút và lấy dinh dưỡng từ tế bào thực vật. Nơi tuyến trùng ký sinh phần lớn tập trung ở rễ trong đất. Ở độ sâu phổ biến từ 5 đến 30 cm. Ổ ký sinh thường nằm ở phần rễ, hình thành dạng nốt sần hay còn gọi là bướu rễ. Chúng làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng và nước của cây trồng. Ngoài ra chúng còn tiết ra độc tốt gây hại cho cây trồng. Hệ quả là cây trồng bị suy yếu, phát triển kém, cây còi cọc, lá bị biến dạng,… Nếu tình trạng gây hại kéo dài sẽ dẫn đến cây bị suy kiệt, cho năng suất và chất lượng kém. Có thể dẫn đến chết cây hàng loạt.
  • Nhóm ngoại ký sinh: Nhóm này không sống trong môi trường đất và nước. Không sống trong rễ cây nhưng đeo bám chích hút, lấy dinh dưỡng từ rễ cây. Chúng tạo ra vết thương ở rễ. Mở đường cho nhóm vi sinh vật gây bệnh trong đất.
  • Nhóm bán nội ký sinh: Phần đầu của nhóm này chui vào bên trong rễ, phần còn lại nằm trong môi trường đất. Nhóm bán nội ký sinh cũng tạo ra bướu rễ và gây hại cho cây trồng.

tuyen trung

Ngoài việc gây hại trực tiếp cho cây trồng. 03 nhóm tuyến trùng này còn là sinh vật mở đường cho nấm, vi khuẩn và vi rút tấn công. Gây bệnh cho cây từ những vết thương do tuyến trùng gây ra.

>>> Xem thêm: Sinh vật đối kháng tuyến trùng

Trong môi trường đất có nhiều vi sinh vật đối kháng. Chúng bao gồm nấm và vi khuẩn gây cản trở hoặc gây hại cho tuyến trùng. Việc giữ cho môi trường đất thông thoáng, bổ sung nguồn phân hữu cơ định kỳ là điều kiện lý tưởng cho những vi sinh vật có lợi  phát triển mật số. Với mật số đủ lớn, các loại nấm và vi khuẩn có lợi đủ sức giúp nhà nông kiểm soát một cách tự nhiên mà không phải can thiệp bằng thuốc BVTV.

Tại Mỹ và những nước có nền nông nghiệp phát triển. Nông dân sử dụng dòng vi sinh sạch Quantum Growth để quản lý tuyến trùng đạt hiệu quả cao, bền vững, thân thiện với môi trường và rất an toàn cho con người.

>>> Xem thêm: Ứng dụng Quantum Growth trong nông nghiệp

xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Để lại một bình luận