xu ly nuoc thai nhiem man nho MicrobeLift

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hệ thống xử lý nước thải

Thời gian gần đây, các tỉnh khu vực ĐBSCL sẽ bước vào đợt hạn hán, xâm nhập mặn ở mức cao nhất từ đầu mùa khô đến nay. Đợt xâm nhập mặn này không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng canh tác cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân mà có thể ảnh hưởng đến công tác vận hành của các hệ thống xử lý nước thải tại khu vực này.

Ho tru nuoc bi xam nhap man
Hình 1. Hồ trữ ngọt Kênh Lấp hiện bị nhiễm mặn.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn

Hiện tượng xâm nhập mặn là hiện tượng nguồn nước mặt và nước ngầm chứa lượng lớn thành phần muối hòa tan vượt ngưỡng cho phép. Làm nước bị nhiễm mặn. Nguyên nhân nước nhiễm mặn thường do hiện tượng nước biển xâm nhập sâu vào đất liền. Làm cho nguồn nước mặt (sông, suối, ao, hồ) và nước ngầm có độ mặn tăng cao.

Thông thường, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở khu vực gần biển. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh hơn làm cho xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Quá trình xâm nhập mặn vào sâu hơn, nhanh hơn.

xu ly nuoc thai nhiem man microbelift ind 01 1

Số liệu về độ mặn ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long tháng 02 năm 2020:

  • Tại Cần Thơ: 3,5‰
  • Tại Sóc Trăng: Trạm Long Phú là 16,9‰; Đại Ngãi 11,3‰; An Lạc Tây 7‰ (so năm 2016 độ mặn tại Đại Ngãi tăng 0,3‰; An Lạc Tây tăng 2,2‰)
  • Tại nhiều khu vực độ mặn có thể lên trên 20‰;

Do vậy, nước cấp sinh hoạt, sản xuất cũng bị ảnh hưởng bởi độ mặn tăng cao.

Nguồn phát sinh độ mặn trong nước thải

Trong quá trình sản xuất, cấp nước cho các hoạt động như: Vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh máy móc thiết bị, và cấp cho quy trình sản xuất thường được cấp từ nguồn nước thủy cục, nước mặt và nước ngầm. Khi nguồn nước mặt và nước ngầm bị nhiễm mặn dẫn đến làm tăng độ mặn trong nước thải.

Ảnh hưởng của việc xâm nhập mặn đến hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

Ảnh hưởng trực tiếp của độ mặn lên hệ thống xử lý nước thải đó là ảnh hưởng đến hoạt động của hệ vi sinh. Thông thường vi sinh chịu được độ mặn trong khoảng 15 – 20‰; Tuy nhiên, nhiều loại vi sinh vật khi độ mặn > 10‰ sẽ bị ức chế và giảm hoạt tính gây ra hiện tượng sốc tải cho hệ thống. Dẫn đến hiệu quả xử lý không đạt yêu cầu.

Xu ly nuoc thai bi xam nhap man nho Microbe-Lift
Hình 2. Một hệ vi sinh bị sốc tải do nước thải nhiễm mặn.

02 biện pháp khắc phục hệ thống xử lý nước thải bị xâm nhập mặn

Xử lý nước nhiễm mặn đầu vào trước khi đưa vào sử dụng

Hiện nay có 1 số phương pháp xử lý nước nhiễm mặn để cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất như:

Phương pháp trao đổi ion:

Khử muối của nước bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc H-cationit và OH-anionit. Khi lọc nước qua bể lọc H-Cationit, do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng.

Ưu điểm của phương pháp này là chúng ta có thể sục rửa và hoàn nguyên theo đúng quy trình. Đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt được tiêu chuẩn cao nhất. Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước mặn này có chi phí khá cao và khá khó vận hành.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng nước thải màu vàng đục/vàng nhạt.

Lọc nước nhiễm mặn bằng phương pháp thẩm thấu ngược (máy lọc RO)

Thực chất của phương pháp xử lý nước bị nhiễm mặn này là dùng máy xử lý nước mặn, lọc nước nhiễm mặn bằng màng lọc RO thẩm thấu đặc biệt bằng Axetyl Xenlulo. Màng chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại.

Để lọc nước biển, nước nhiễm mặn thành nước ngọt, máy lọc sẽ phải sử dụng máy tăng áp. Nhằm tăng áp lực đẩy nước đi qua các màng lọc. Khí đó, nước sạch sẽ được chảy vào bình chứa. Còn cặn bẩn, ion sẽ bị giữ lại trên các màng lọc.

Tăng cường khả năng chịu mặn và hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải

Đây là phương pháp áp dụng nhằm tăng cường khả năng chịu mặn của hệ vi sinh xử lý nước thải trong bể sinh học. Những chủng vi sinh có khả năng chịu được độ mặn cao sẽ có khả năng thích nghi với nước thải nhiễm mặn mà vẫn đảm bảo hiệu suất xử lý cho toàn hệ thống.

Microbe-Lift IND là sản phẩm chứa số lượng chủng vi sinh vật đa dạng nhất trên thị trường. Hệ vi sinh vật xử lý nước thải gồm nhiều loại vi sinh vật khác nhau cùng tồn tại, phân hủy chất ô nhiễm. Mỗi loại vi sinh vật có vai trò và khả năng thích nghi khác nhau để tối đa hóa hiệu quả phân hủy chất hữu cơ cho hệ thống. Hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%).

microbelift ind 500x500 5

Ưu điểm của Microbe-Lift IND là không thay đổi công nghệ, chi phí đầu tư rẻ hơn các biện pháp khác.

>>> Xem thêm: 06 yếu tố nổi bật liên quan đến vi sinh xử lý BOD, COD, TSS Microbe-Lift IND.

Nếu có nhu cầu về sản phẩm hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy liên hệ ngay đến hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

xử lý nước thải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời