Bể SBR trong xử lý nước thải: Đặc điểm, công dụng và cách tăng hiệu suất

Bể SBR trong xử lý nước thải: Đặc điểm, công dụng và cách tăng hiệu suất

Bể SBR trong xử lý nước thải một trong những công nghệ tiên tiến được sử dụng rộng rãi. Với những công dụng đặc biệt, bể SBR đã trở thành một giải pháp hiệu quả trong các hệ thống xử lý nước thải chứa Nitơ cao như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp… Vậy bể SBR là gì? Cùng Biogency khám phá qua bài viết dưới đây ngay nhé! 

Bể SBR là gì? Đặc điểm của bể SBR

Trước hết, để giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách tăng hiệu suất của bể SBR khi xử lý nước thải thì cần tìm hiểu về khái niệm cũng như đặc điểm chi tiết của bể.. Điều này sẽ giúp bạn nắm chắc về tính chất của hệ thống. Cụ thể dưới đây:

Bể SBR là gì?

Bể SBR trong xử lý nước thải hay công nghệ xử lý nước thải SBR (Sequencing Batch Reactor) là một phương pháp xử lý nước thải theo từng mẻ, sử dụng công nghệ vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ. Công nghệ này có thể xử lý hiệu quả nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, giảm đáng kể hàm lượng Nitơ, Phospho và chất rắn lơ lửng.

Tuỳ thuộc vào hệ thống xử lý nước thải mà cách lắp đặt bể SBR sẽ khác nhau. Cách lắp đặt sẽ dựa vào tính chất nước thải, diện tích, khu vực, chi phí chi trả,… bao gồm các cụm xử lý:

  • Cụm Selector.
  • Cụm bể C-tech.
  • Bể chứa bùn.
  • Bể điều hoà.
  • Bể chứa nước thải sau xử lý.
  • Máy thổi khí.
  • Các hệ thống hỗ trợ khác.
Bể SBR trong xử lý nước thải: Đặc điểm, công dụng và cách tăng hiệu suất
Bể SBR được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lý nước thải.

Đặc điểm của bể SBR

Hệ thống SBR thường xử lý nước thải theo từng mẻ. Bể sử dụng bùn hoạt tính nhằm phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải. Dưới đây là một số đặc điểm của bể SBR:

  • Quá trình phản ứng và lắng cùng diễn ra trong bể: Bể tích hợp cả hai trong một nhằm tiết kiệm không gian và chi phí xây dựng, vận hành.
  • Phân huỷ các chất hữu cơ bằng bùn hoạt tính: Dựa vào tính chất có khả năng xử lý chất hữu cơ hiệu quả của bùn, bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp chi phí. Bùn hoạt tính là nguyên liệu tối ưu trong hệ thống.
  • Hệ thống đơn giản, dễ vận hành: Quy trình lắp đặt hệ thống khá đơn giản, nhanh chóng. Từ đó có thể dễ dàng nâng cấp khi có nhu cầu.
  • Hệ thống có độ bền tốt: Hệ thống được xây dựng từ nguyên vật liệu chất lượng, cấu tạo chắc chắn. Nếu hệ thống được bảo dưỡng định kỳ thì tuổi thọ có thể kéo dài lên đến 30 năm.
  • Khả năng ứng dụng cao: Bể SBR phù hợp xử lý nước thải có chứa nhiều Nitơ và Photpho. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,…

Công dụng của bể SBR trong xử lý nước thải

Bể SBR đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nước thải. Công dụng chính của bể SBR là phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, đồng thời làm giảm đáng kể lượng Nitơ và những chất rắn có trong nước thải.

Phân hủy các chất hữu cơ

Bể SBR là một trong những công nghệ xử lý nước thải hiệu quả nhất trong việc phân hủy các chất hữu cơ. Quá trình xử lý sinh học trong bể SBR giúp tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ. Từ đó làm giảm đáng kể lượng chất ô nhiễm trong nước thải.

Bể SBR trong xử lý nước thải: Đặc điểm, công dụng và cách tăng hiệu suất
Bể SBR có thể xử lý nước thải hiệu quả việc phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải.

Giảm lượng Nitơ trong nước thải

Bể SBR có khả năng giảm hàm lượng chất ô nhiễm chứa Nitơ trong nước thải. Quá trình xử lý sinh học trong bể SBR giúp tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phân hủy Nitơ, từ đó làm giảm lượng Nitơ trong nước thải xuống mức an toàn. Quá trình này thường thông qua các cơ chế như:

  • Nitrat hóa: Trong bể SBR, các vi sinh vật Nitrat hóa sẽ chuyển hóa Amoni (NH4+) thành Nitrat (NO3-). Quá trình này diễn ra trong điều kiện hiếu khí, khi có đủ lượng Oxy hòa tan (DO > 2 mg/l).
  • Khử Nitrat: Sau khi được Nitrat hóa, Nitrat trong nước thải sẽ được khử thành Nitơ tự do (N2) thông qua quá trình khử Nitrat. Quá trình này diễn ra trong điều kiện thiếu khí, tức là chỉ có ít oxy hoa tan (DO < 0,2 mg/l). Trong bể SBR, quá trình khử Nitrat thường được thực hiện ở giai đoạn đầu của chu trình hoạt động, khi nước thải mới được bơm vào bể và nồng độ oxy hòa tan thấp.
Bể SBR trong xử lý nước thải: Đặc điểm, công dụng và cách tăng hiệu suất
Bể SBR có khả năng giảm lượng Nitơ trong nước thải.

Loại bỏ chất rắn lơ lửng

Thông qua quá trình kết tủa và lắng đọng, bể SBR sẽ giúp loại bỏ các tạp chất, chất rắn lơ lửng tích tụ trong nước thải. Từ đó làm cho nước thải trở nên trong và sạch hơn, nâng cao hiệu quả của quá trình lọc nước.

Bể SBR trong xử lý nước thải: Đặc điểm, công dụng và cách tăng hiệu suất
Hình ảnh bể SBR đang xử lý nước thải.

Cách tăng hiệu suất xử lý của bể SBR

Bạn có thể sử dụng thêm men vi sinh để cải thiện  hiệu suất xử lý của bể SBR. Men vi sinh là một sản phẩm chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ và giúp tăng hiệu suất xử lý nước thải. Bằng cách cung cấp thêm lượng vi sinh vật vào bể. Chúng sẽ gia tăng tốc độ của quá trình phân hủy các chất hữu cơ giúp giảm nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải.

Trong đó, Microbe-Lift IND là một trong những dòng men vi sinh được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải trong bể SBR. Được nhập khẩu bởi thương hiệu  Biogency, Microbe-Lift IND có khả năng phân hủy các chất hữu cơ và giảm lượng Nitrat trong nước thải hiệu quả.

Với thành phần chính là các vi sinh vật có hoạt tính cao, Microbe-Lift IND giúp tăng cường quá trình xử lý sinh học trong bể SBR. Đồng thời, sản phẩm giúp giảm thiểu tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải. Điều này giúp cải thiện hiệu suất xử lý của bể SBR và làm cho nước thải trở nên sạch hơn.

Bể SBR trong xử lý nước thải: Đặc điểm, công dụng và cách tăng hiệu suất
Microbe-Lift IND được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải.

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu về Bể SBR trong xử lý nước thải là gì và những công dụng của bể trong việc xử lý nước thải. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện quá trình xử lý nước thải. Đừng quên theo dõi Biogency – Hotline 0909 538 514 để đón đọc thêm nhiều bài viết hay và hữu ích khác nhé!

>>> Xem thêm: Làm sao để bể hiếu khí hoạt động hiệu quả?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký