Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp 2 giai đoạn

Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp 2 giai đoạn

Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp là kỹ thuật nuôi trồng thủy sản truyền thống, được người dân sử dụng và lưu giữ lâu đời. Nuôi cua biển 2 giai đoạn là việc nuôi cua trong hộp nhựa, sử dụng thức ăn tươi sống kết hợp với thức ăn công nghiệp. Để biết thêm thông tin, hãy cùng Biogency tìm hiểu kỹ hơn về các giai đoạn cũng như những lưu ý khi nuôi cua biển trong hộp nhé!

Giai đoạn 1: Thả giống và nuôi tập trung

Giai đoạn 1 của kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp là giai đoạn thả giống và nuôi tập trung. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 tháng, từ khi thả giống đến khi cua đạt kích thước 3-4 ngón tay:

  • Chọn giống: Bà con cần chọn cua giống là cua cái hạt me, có kích thước từ 1 đến 2 cm. Cua giống phải đảm bảo khoẻ mạnh, không bị thương, không bệnh tật.
  • Thả giống: Bà con nên thả cua với mật độ là 03-05 con/m2. Cua nên được thể vào ao lúc thời tiết mát như buổi sáng sớm hoặc chiều để nhiệt độ nước được ổn định
  • Chăm sóc: Bà con cần phải có phương pháp cho cua ăn một cách khoa học theo ngày tuổi. Theo đó thức ăn công nghiệp cho cua giai đoạn này cần có lượng đạm từ 40 – 42% giúp cua tăng trưởng tốt đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp 2 giai đoạn
Chọn cua khoẻ mạnh, không bị dị tật.

Ngoài ra bà con cũng cần định kỳ thực hiện một số vấn đề dưới đây để đảm bảo sự phát triển của cua trong giai đoạn này được ổn định:

  • Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cua để kịp thời phát hiện và xử lý các bệnh thường gặp ở cua.
  • Cần thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho cua như vệ sinh ao nuôi sạch sẽ, sử dụng thuốc phòng bệnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Sau 2 tháng nuôi, khi cua đạt đủ trọng lượng từ 50 – 70 gam. Bà con bắt đầu tiến hành chuyển cua giống sang nuôi trong hộp nhựa trong ao cá rô phi. Việc bắt cua giai đoạn này, bà con cần khéo léo, chọn thời điểm thích hợp như buổi tốt để cua ít bị tổn thương.

Giai đoạn 2: Nuôi cua biển trong hộp nhựa trong ao cá rô phi

Giai đoạn 2 trong kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp là nuôi cua trong ao cá rô phi.

Sau khi lựa giống đạt tiêu chuẩn, bà con tiến hành mở hộp, cho cua vào 1 hộp, rồi buộc 2 nửa hộp lại với nhau (có thể buộc bằng dây gân hoặc dây thép không gỉ). Cuối cùng, bà con cần kiểm tra kỹ lưỡng các mối buộc để đảm bảo cua không thoát được ra ngoài.

Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp 2 giai đoạn
Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp nhựa.

Do cua biển là loài có tính hiếu động và bản năng tự vệ cao. Vì vậy, các thao tác bắt, thả cua vào hộp cần phải được tiến hành một cách dứt khoát và chuẩn xác, tránh để cua cắp phải thứ gì (vì có thể làm gãy chân, càng cua). Động tác thả cua phải nhanh chóng, càng nhanh càng tốt, tránh để cua bị mất nước.

Sau khi thả cua vào hộp, bà con thả toàn bộ dàn hộp xuống ao nuôi. Trước khi thả, bà con nên phun nước ao vào tất cả các hộp từ khoảng 3 đến 5 phút để cua có thể tiếp xúc và thích nghi với môi trường nước ao. Bà con cần thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ các hộp nuôi cua, không dùng vòi xịt rửa mạnh, có thể dùng bàn chải chà bên ngoài hộp, tránh làm cua sợ, làm đục nước nuôi cua.

Việc kiểm tra các yếu tố môi trường cần được diễn ra thường xuyên, nhằm đảm bảo nhiệt độ, độ pH nằm trong điều kiện cho phép:

  • Nếu màu nước xanh đậm (tảo phát triển mạnh), độ pH >9, cần điều chỉnh bằng cách thay nước mới cho ao cua.
  • Nếu độ pH<7.5 thì cần nâng độ pH, có thể sử dụng CaCO3 (vôi) liều 10 đến 15kg hòa nước, tạt cho 1000 mét vuông.

Việc kiểm tra độ kiềm cần được diễn ra thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, nếu độ kiềm thấp hơn 80 mg/lít thì cần bổ sung CaCO3 liều 10-15kg cho 1000 mét vuông. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung Canxi (Canxium, Canxiphos) vào phần thức ăn cho cua, để vỏ cua được cứng sau khi lột.

Bà con cần thường xuyên theo dõi, quan sát các hoạt động của cua, đảm bảo cua khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị nấm, ký sinh. Nếu cua có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì cần nhanh chóng tìm nguyên nhân và khắc phục, tránh tình trạng lây lan, làm chết cua.

Thay nước theo chu kỳ, khoảng 10 đến 15 ngày 1 lần, mỗi lần 20 đến 30% lượng nước trong hộp. Thay nước ao giúp tạo môi trường mới cho cua phát triển. Nước ao luôn phải được đảm bảo nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn. Sau khi thay nước ao, bà con có thể dùng Daimetin, Dolomite lượng 15-20kg trên 1000 mét vuông, nhằm duy trì độ trong và tạo đệm cho tảo được phát triển.

Về phần thức ăn cho cua, bà con hãy cho cua ăn thức ăn công nghiệp, đồng thời bổ sung các loại thức ăn tươi như cá rô phi, tép, nhuyễn thể. Khẩu phần ăn có hàm lượng dinh dưỡng đã được định lượng từ trước. Khi Cua biển có trọng lượng từ khoảng (70 – 80 gram/con) đến cua thịt nên cho ăn từ 2 – 3% trọng lượng thân, cho cua ăn 1 lần 1 ngày vào buổi chiều mát. bà con nên thường xuyên quan sát và kiểm tra khả năng bắt mồi của cua để có chế độ tăng/giảm lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp.

Để cua có thể lên gạch tốt: Khẩu phần ăn của Cua gạch hàng ngày phải lớn hơn 20% trọng lượng của cua, cho Cua ăn 02 – 03 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sớm, chiều mát hoặc lúc đêm. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cua để có chế độ cho ăn phù hợp, chủ động tạo nên chất lượng thịt và gạch cua.

Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp 2 giai đoạn
Kỹ thuật nuôi cua 2 giai đoạn.

Những điều cần lưu ý trong kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp 2 giai đoạn

Khi nuôi cua biển bằng kỹ thuật nuôi cua trong hộp cần lưu ý về việc thiết kế hộp cua, cải tạo ao nuôi, phòng, trị bệnh cho cua. Hãy cùng Biogency đi tìm hiểu kỹ hơn về những lưu ý trong quá trình nuôi cua biển trong hộp nhé!

Thiết kế và cải tạo ao nuôi

Việc thiết kế ao nuôi cần đảm bảo các tiêu chí về diện tích ao, nền ao,… Điều này giúp cho việc nuôi bằng kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp trong hộp trở nên hiệu quả hơn và chất lượng cua cũng được cải thiện hơn.

  • Chất đất nền đáy ao: Thịt pha sét, cát, bùn đáy ao không quá dày (khoảng 20 cm).
  • Diện tích: Tùy theo ao sẵn có, tốt nhât nên lựa chọn ao có diện tích khoảng 1.000 mét vuông để thuận tiện hơn trong chăm sóc, nuôi trồng. Ngoài ra, độ sâu ao từ khoảng 0,8 đến 1,2 m và mặt bờ rộng khoảng 1 đến 1,2 m là phù hợp.
  • Ao nuôi cá rô phi để phục vụ cho việc nuôi Cua cũng tùy theo diện tích ao sẵn có, nên chọn khoảng 1.000 mét vuông.

Các lưu ý quan trọng khi làm cải tạo lại ao nuôi cua:

  • Sên, vét sạch hết bùn cũ dưới đáy ao, bón thêm CaCO3 (vôi), liều lượng 20-30kg cho 1.000 mét vuông (tùy thuộc độ phèn của đất).
  • Chất chà trong ao dùng để làm chỗ trú ẩn cho cua, tránh cua ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, chà chiếm khoảng từ 40% diện tích ao nuôi cua. (Chà bằng cây khô hoặc cây khô nhỏ, bó thành bó).
  • Lấy nước vào ao nuôi thông qua túi lọc (vải Kate), mức nước đạt khoảng trên 60cm, sau 3 ngày thì tiến hành diệt khuẩn bằng thuốc tím  liều 3kg cho1.000 mét khối nước.
  • Gây màu nước bằng cách bón Dolomite 10kg/1.000m3 nước.
  • Kiểm tra các yếu tố trong ao phù hợp thả nuôi: pH từ 7.5 – 8.5, độ mặn 10 – 15‰, độ kiềm 80 – 120mg/lít, nhiệt độ 28 – 300C, độ trong 30 – 35cm.
Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp 2 giai đoạn
Cải tạo ao nuôi để nuôi cua.

Thiết kế hộp cua

Khi nuôi bằng kỹ thuật nuôi cua biển trong  hộp, việc thiết kế hộp cua sao cho phù hợp cũng vô cùng quan trọng. Hộp cua cần đảm bảo độ bền và độ lớn vừa phải sẽ giúp cua được phát triển khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, khi thiết kế hộp cua cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Chất liệu: Hộp làm bằng chất liệu nhựa PP, độ bền khá tốt.
  • Kích thước: dài 27cm, rộng 20cm, cao 40cm.
  • Thành hộp: dày khoảng 1,2 đến 02 mm.
  • Nắp hộp: Nắp nằm trên mặt nước cao khoảng 5,0 – 5,5cm. Mặt trên có lỗ cắt 3 x 3cm để thuận tiện hơn trong quá trình cho cua ăn.
  • Đáy hộp: Đục khoảng 12 lỗ, mỗi lỗ khoảng 8 đến 10mm để cho nước luân chuyển.
Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp 2 giai đoạn
Thiết kế hộp nhựa để nuôi cua biển.

Việc thiết kế các lỗ thoáng trên mặt đáy hình chữ nhật là vô cùng cần thiết. Các lỗ thoáng này giúp làm giảm cường độ chiếu sáng của ánh nắng mặt trời, ngoài ra cũng giúp lưu thông nước và hạn chế rơi lọt thức ăn ra bên ngoài.

Phòng và trị bệnh cho cua

  • Cua biển không lột xác do độ pH thấp, có thể sử dụng CaCO3 (vôi) để làm tăng pH 10 kg trên 1.000 mét khối
  • Nếu cua biển có tình trạng đóng rong do thức ăn dư thừa hoặc do các nguyên sinh, động vật bám (hiện tượng đóng su) nên thay nước ao để làm sạch môi trường, đồng thời sử dụng BKC khoảng 0,5 – 1lít/ 1.000 mét khối.
  • Vào những ngày trời nắng gắt hoặc mưa nhiều, thường xuyên cần bổ sung các như Vitamin, chất khoáng, vào trong thức ăn. Định kỳ sử dụng các khoáng chất như Daimetin, Zeolite để xử lý đáy ao phân huỷ các chất hữu cơ nền đáy.
Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp 2 giai đoạn
Các biện pháp cần thiết để phòng và trị bệnh cho cua. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp nhựa 2 giai đoạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bà con có thể hiểu thêm về quá trình và những lưu ý khi nuôi cua trong hộp. Nếu bà con có nhu cầu tìm mua các loại vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, liên hệ ngay với Biogency qua Hotline: 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi cua biển trong hộp thành công

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký