Đường ruột là bộ phận rất quan trọng của tôm, tại đây rất dễ mắc nhiều bệnh phổ biến như phân trắng, viêm ruột, lỏng ruột,… Bệnh đường ruột ở tôm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của vụ nuôi, nếu không phòng trị sẽ làm giảm năng suất, chất lượng tôm nuôi. Bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này và tìm ra biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Các nội dung chính
Nguyên nhân tôm bị bệnh đường ruột
Sử dụng thức ăn kém chất lượng, thức ăn bị cho tôm bị mốc, có độc tố,… khi ăn những thức ăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột của tôm
Ảnh hưởng của tảo độc: Trong ao nuôi có nhiều loại tảo khác nhau, trong đó có nhiều loại tiết ra enzym làm tê liệt biểu mô ruột, làm cho ruột tôm không hấp thụ được thức ăn. Thông thường khi trong ao có nhiều tảo lam thì ao nuôi sẽ xuất hiện phân trắng và đứt theo từng mảng, nguyên nhân do tôm không thể tiêu hóa được lượng tảo lam quá mức.
Nhiễm ký sinh trùng Gregarine: Gregarine là loài ký sinh rất dễ xâm nhập vào ruột tôm khi tôm ăn phải. Khi mật độ Gregarine tăng lên, chúng sẽ làm tắc nghẽn ruột tôm, khiến tôm chậm lớn, gây ra những tổn thương trên ruột
Tham khảo: Một số nguyên nhân khiến tôm kém ăn chậm lớn
Vi khuẩn Vibrio cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh phân trắng ở tôm. Khi môi trường bị ô nhiễm bởi các loài vi khuẩn, vi rút sẽ sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể tôm để gây bệnh.
Các triệu chứng bệnh đường ruột ở tôm
– Bệnh đường ruột thường khiến tôm ít ăn, chậm lớn, ruột rỗng và đứt từng từng khúc
– Ruột loãng khiến tôm không hấp thụ được thức ăn.
– Phân tôm bị nát, đường phân bị cong, màu tái.
– Tôm thường có xu hướng dạt vào bờ, khi có nhiều tiếng ồn hoặc ánh sáng mạnh tôm sẽ bị sợ hãi.
– Tôm mới bị bệnh thì ở phần cuối đuôi tôm sẽ xuất hiện các đốm trắng, ruột tôm bị xuất huyết.
– Sau khi bị bệnh đường ruột nếu cho ăn nhiều sẽ khiến tôm chết nhanh, khoảng 2-3 ngày sau sẽ bị chết.
Tham khảo: Cho tôm ăn tỏi để hạn chế bệnh đường ruột
Cách phòng chống bệnh đường ruột ở tôm hiệu quả
– Sử dụng nguồn thức ăn chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
– Theo dõi kỹ sức ăn của tôm hàng ngày để điều chỉnh hàm lượng ăn cho phù hợp. Điều này giúp tránh dư thừa thức ăn quá nhiều, kịp thời phát hiện sớm vấn đề tôm ngừng ăn, bị phân trắng, xử lý nhanh chóng tình trạng ruột bị đứt khúc.
– Kiểm soát tảo để giúp tôm không bị ngộ độc. Sau khi diệt tảo có thể sử dụng vi sinh xử lý đáy ao để làm sạch đáy và nước ao nuôi. (gợi ý: Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift Aqua C đến từ Biogency)
– Trộn men tiêu hóa và vitamin C vào khẩu phần ăn của tôm để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, kích thích đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt và mau lớn. Để giảm bệnh đường ruột cho tôm, một số sản phẩm của nhiều hãng thuốc thú y thủy sản giúp ổn định hệ tiêu hóa của tôm và giúp tôm tiêu hóa thức ăn công nghiệp tốt hơn.
– Nên thường xuyên kiểm tra nồng độ oxy hòa tan trong ao nuôi để đảm bảo > 4ppm, tốt nhất là 5ppm sẽ kích thích tôm ăn khỏe, mau lớn, chống lại nguy cơ nhiễm bệnh. (Tham khảo Quản lý nồng độ oxy hòa tan trong nước)
-Sử dụng men vi sinh Microbe-lift AQUA C thường xuyên để làm sạch môi trường và không gây ô nhiễm ao nuôi, từ đó hạn chế vi khuẩn, tảo độc, vi rút xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho tôm.
=> Bệnh đường ruột của tôm rất phổ biến, vì vậy để nâng cao năng suất và chất lượng tôm, người nuôi cần quản lý ao nuôi từ thức ăn đến môi trường ao nuôi, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, giúp tôm tránh dịch bệnh tốt nhất. Nên áp dụng công nghệ sinh học vào quy trình nuôi tôm nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi tôm.
Tham khảo: Tôm bị kí sinh trùng đường ruột
Điều trị các bệnh đường ruột của tôm với men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM
Sử dụng men vi sinh đường ruột cho tôm là cách điều trị bệnh đường ruột cho tôm nhanh chóng và hiệu quả. Microbe-Lift DFM là dòng men vi sinh cung cấp lợi khuẩn đường ruột tôm, chứa 4 loại lợi khuẩn cần thiết bao gồm: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis.
Microbe-Lift DFM là dòng men vi sinh thiết kế phù hợp cho hệ tiêu hoá tôm nuôi, giúp tôm hấp thụ/phân giải thức ăn và chất dinh dưỡng dễ dàng. Tăng cường hệ vi sinh đường ruột giúp ruột tôm to, đẹp, đồng đều và không bị đứt đoạn. Hạn chế xuất hiện các bệnh đường ruột, đặc biệt là bệnh phân trắng.
Cách sử dụng:
- Dùng 1g men vi sinh Microbe-Lift DFM trộn đều với 1kg thức ăn.
- Tiến hành hòa tan men vi sinh Microbe-Lift DFM vào nước sạch sau đó khuấy đều vào thức ăn rồi cho tôm ăn.
- Cho ăn liên tục trong suốt mùa sinh trưởng để đạt hiệu quả tối đa.
- Men vi sinh không chứa hormone, kháng sinh và các chất độc hại ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Tham khảo: Tăng sức đề kháng cho tôm
________________
Bệnh đường ruột ở tôm hiện nay xảy ra rất phổ biến vì vậy để nâng cao năng suất và chất lượng tôm, người nuôi cần quản lý ao nuôi từ thức ăn đến môi trường ao nuôi. Để đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ, người nuôi nên áp dụng quy trình nuôi tôm dựa trên công nghệ sinh học nhằm giảm thiểu rủi ro khi nuôi tôm.
Ngoài ra để được tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý nước ao tôm đến từ Biogency, xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua số Hotline: 0909 538 514
Tài liệu tham khảo:
- Bệnh đường ruột ở tôm – tepbac
- XIONG, Jinbo, et al. Changes in intestinal bacterial communities are closely associated with shrimp disease severity. Applied microbiology and biotechnology, 2015, 99.16: 6911-6919.
- ZHU, Jinyong, et al. Contrasting ecological processes and functional compositions between intestinal bacterial community in healthy and diseased shrimp. Microbial Ecology, 2016, 72.4: 975-985.
- HOU, Dongwei, et al. Intestinal bacterial signatures of white feces syndrome in shrimp. Applied microbiology and biotechnology, 2018, 102.8: 3701-3709.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh