Bệnh thủng vỏ ở cua biển và hướng dẫn cách phòng bệnh ở cua

Bệnh thủng vỏ ở cua biển và hướng dẫn cách phòng bệnh ở cua

Theo các chuyên gia, cua biển là loài có tỷ lệ mắc bệnh và chết ở mức khá cao, nhất là trước tình hình thời tiết thất thường như hiện nay, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. Bệnh thủng vỏ là một trong số những căn bệnh trên cua mà bà con cần chủ động trang bị kiến thức đầy đủ, cách nhận diện và phòng trị phù hợp, kịp thời.

Bệnh thủng vỏ ở cua biển

Bệnh thủng vỏ là một trong những bệnh thường gặp ở cua biển, tuy hiếm khi gây chết cua, nhưng nếu vỏ cua bị bào mòn và đục thủng trên diện rộng có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn thứ cấp cũng như ký sinh trùng xâm nhiễm gây bệnh, hệ quả sẽ rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân bệnh thủng vỏ ở cua biển

Bệnh thủng vỏ ở cua biển được xác định do vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, điển hình là Vibrio sp., Pseudomonas sp., Aeromonas sp., Spirillum sp., Flavobacterium sp., Vibrio vulnificus, V. parahemolyticus, V. splendidus và V. orientalis,… Cua dễ mắc bệnh khi gặp các tổn thương, xây xát do điều kiện nuôi nhốt không thích hợp, mật độ dày, môi trường nuôi bị ô nhiễm tạo điều kiện vi khuẩn tấn công.

Biểu hiện bệnh thủng vỏ ở cua biển

  • Ban đầu xuất hiện những đốm màu hơi trắng trên phần bụng giáp đầu ngực và dần chuyển thành các tổn thương loét có màu nâu đen. Có thể nhìn thấy vỏ, màng và lớp cơ bên trong.
Bệnh thủng vỏ ở cua biển và hướng dẫn cách phòng bệnh ở cua
Cua thủng vỏ.

Cách điều trị bệnh thủng vỏ ở cua biển

  • Sử dụng Chlorine 2 ppm và cho cua ăn thức ăn có trộn thuốc (sulfonamides 0,1-0,2% hoặc 0,05-0,1% terramycin) liên tục trong 5-7 ngày liên tục.
  • Phun thuốc trong ao với liều 2,5-3 ppm terramycin1 lần/ngày, liên tục trong 5-7 ngày.

Hướng dẫn phòng ngừa các loại bệnh trên cua biển

Cua biển là loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao lại mang đến hiệu quả về mặt kinh tế, do đó các mô hình nuôi cua biển ngày càng phát triển mở rộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều khu vực nuôi cua ở nước ta xuất hiện tình trạng cua chết hàng loạt một cách bất thường, gây thiệt hại lớn. Bệnh thủng vỏ chỉ là một trong những bệnh thường gặp.

Bệnh thủng vỏ ở cua biển và hướng dẫn cách phòng bệnh ở cua
Cua chết hàng loạt bất thường gây thiệt hại cho 500 hộ nuôi ở Cà Mau.

Mầm bệnh trên cua chủ yếu do nấm, vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh, xuất hiện trên hầu hết các giai đoạn từ trứng, ấu trùng, cua con và cua thương phẩm, bao gồm trong ương nuôi hay cua nuôi tự nhiên. Do đó, quan trọng hơn vẫn là chủ động phòng ngừa.

Chọn giống cua khoẻ, nuôi mật độ phù hợp

Để phòng bệnh, trước hết bà con cần đảm bảo cua được chọn đồng đều, cỡ lớn, khỏe mạnh, màu tươi sáng, không mang mầm bệnh. Để hạn chế rủi ro, tốt nhất bà con nên lấy giống cua sản xuất nhân tạo, ương trong giai đạt kích cỡ 1,5 – 2 cm.

Mật độ thả vừa phải

Mật độ nuôi dày là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ gây bệnh cho cua. Do đó bà con chú ý thả nuôi cua với mật độ thích hợp, nên thả 1 con/m2. Đồng thời việc thả quá dày cũng khiến cua không đủ thức ăn, ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển.

Sát trùng trước khi thả

Trước khi thả nên sát trùng bằng dung dịch Formalin (20 – 30 ppm) hoặc Sulfat đồng (2 – 4 ppm) trong vong 20 – 30 phút. Trong thời gian từ lúc bắt đầu thả nuôi, có thể dùng thuốc phun vào ao, nồng độ thuốc thấp hơn 7 – 10 ppm so với nồng độ tắm cho cua. Chỉ nên áp dụng với ao nhỏ, mật độ nuôi cao.

Sát trùng bể ương bằng dung dịch KMnO4 (thuốc tím) với liều lượng 15 – 20 ppm (mg/l), ngâm dụng cụ ương nuôi trong 50 ppm Chlorine trong 1 giờ. Đồng thời, cần khử trùng nước ngọt bằng 10 ppm Chlorine.

Tránh xây xát cua trong quá trình nuôi

Trong quá trình bà con chăm sóc cần đặc biệt chú ý tránh làm xây xát cua. Định kỳ thông qua quá trình thay nước hoặc bắt mẫu, tiến hành chà và quét rửa phần lưng cho cua bằng bông gòn nhúng trong dung dịch i-ốt nhằm ngăn chặn chất dơ bám trong suốt quá trình nuôi và lưu giữ nhằm hạn chế việc phát triển của nguyên sinh động vật, là nơi cư trú của vi khuẩn phân giải kitin.

Đảm bảo chất lượng nước tốt

Chất lượng nước nuôi cua rất quan trọng, bà con cần duy trì chất lượng nước tốt và có độ dày lớp bùn đáy thích hợp. Cung cấp một lớp đất cát dày thích hợp cua có thể đào được, tác dụng làm giảm stress cho cua và giảm các chất bẩn bám trên cơ thể cua. Tránh gây sốc, xây xát cua, cho ăn hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường nước. Thời tiết nóng nên thường xuyên cấp thêm nước để duy trì ổn định các yếu tố môi trường.

Bệnh thủng vỏ ở cua biển và hướng dẫn cách phòng bệnh ở cua
Đảm bảo chất lượng nước nuôi cua để chủ động phòng ngừa dịch bệnh.

Thức ăn đảm bảo

Bà con chú ý cho cua ăn thức ăn được nấu chín là tốt nhất. Phòng ngừa các mầm bệnh trong thức ăn, nhất là thức ăn tươi sống, có thể khử trùng thức ăn trước khi cho vật nuôi ăn. Thức ăn rửa sạch ngâm trong thuốc tím nồng độ 5 – 10 ppm trong 20 – 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi cho cua ăn. Xem chi tiết: Thức ăn của cua biển gồm những gì?>>>

Bổ sung chế phẩm sinh học định kỳ

Định kỳ bà con bổ sung chế phẩm sinh học 2 lần/tháng để làm sạch ao, hạn chế khí độc, ổn định môi trường nuôi, tăng cường sức đề kháng, giảm mầm bệnh cho cua. Thường xuyên kiểm tra các chỉ số môi trường, theo dõi sức khoẻ cua để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là thông tin về bệnh thủng vỏ ở cua biển cũng như hướng dẫn phòng ngừa, nuôi tôm khỏe mạnh, bà con có thể tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về các biện pháp an toàn sinh học, phòng bệnh bằng vi sinh bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp 2 giai đoạn

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký