Trong quá trình nuôi cá rô phi ắt hẳn bà con sẽ gặp nhiều vấn đề đau đầu liên quan đến dịch bệnh. Bài viết dưới đây Biogency sẽ chia sẻ đến bà con những dấu hiệu để nhận biết một số bệnh thường gặp khi nuôi cá rô phi cũng như cách điều trị và phòng bệnh trên cá rô phi trong quá trình nuôi nhé!
Các nội dung chính
Bệnh trên cá rô phi do vi-rút Tilapia Lake Virus (TiLV) gây ra
Mô tả về bệnh: Vi-rút TiLV chủ yếu gây bệnh trên cá rô phi nuôi, tập trung nhiều ở cá rô phi giống/cá rô phi nhỏ. Bệnh này rất nguy hiểm đối với cá rô phi vì tỷ lệ chết của có thể đến 90% chỉ trong 1 tháng thả nuôi. Vi-rút TiLV lây lan bệnh trên cá rô phi thông qua một số đường như nguồn nước, dụng cụ nuôi, hoặc lây từ cá bệnh sang cá khỏe.
Dấu hiệu nhận biết: Cá rô phi nhiễm vi-rút TiLV thường có biểu hiện giảm ăn, cơ thể có màu sắc sẫm hơn bình thường, vảy cá dựng lên và có thể có những bong tróc, đuôi cá bị ăn mòn và lở loét nhiều chỗ, mắt cá mờ đục và bị teo lại hoặc lồi ra, mang cá tái nhợt, xoang bụng và hậu môn của cá bị phình to, cá bơi và tập trung nhiều ở bề mặt ao, bơi lờ đờ, không kéo đàn. Khi nhiễm vi-rút nặng cá sẽ chết nhanh chóng.
Cách phòng bệnh: Bệnh trên cá rô phi do vi-rút TiLV gây ra hiện chưa có thuốc đặc trị, do đó trong quá trình nuôi bà con nên chú ý quan sát các biểu hiện và sắc thái của cá để kịp thời phát hiện và có hướng xử lý kịp thời (chủ yếu là xử lý nước, dụng cụ và môi trường nuôi, đồng thời tăng đề kháng cho tôm để chống lại vi-rút). Cách tốt nhất để phòng chống dịch bệnh này là bà con nên lựa chọn con giống uy tín, chất lượng và được xét nghiệm PCR âm tính với vi-rút TiLV.
Bệnh trùng bánh xe
Mô tả về bệnh: Trùng bánh xe là một loại ký sinh đơn bào, gây bệnh trên cá rô phi chủ yếu ở giai đoạn cá giống. Đây là loại bệnh nguy hiểm bậc nhất ở cá rô phi trong giai đoạn này. Bệnh này thường phát vào mùa xuân và mùa thu, khi nhiệt độ của nước nuôi từ 25-30 độ C. Khi cá rô phi mắc bệnh trùng bánh xe, tỷ lệ chết có thể lên đến từ 70-100%.
Dấu hiệu nhận biết: Khi cá rô phi nhiễm trùng bánh xe, thân và vây của cá có màu trắng đục, nhiều nhớt; da cá bị chuyển dần sang màu xám; cá thường nổi thành đàn trên mặt nước. Khi nhiễm bệnh nặng, trùng bánh xe bám dày đặc ở vây, mang và phá hủy các tơ mang của cá làm chúng bị ngạt thở. Cá bơi lội mất phương hướng, cuối cùng lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.
Cách phòng bệnh: Vì bệnh này thường xảy ra ở giai đoạn con giống, do đó việc lựa chọn cá rô phi giống chất lượng là ưu tiên hàng đầu. Nếu chẳng may khi thả nuôi mới phát hiện bệnh, bà con có thể dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút, dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20-25 ppm (20-25 ml/m3) phun xuống ao sẽ giúp kiểm soát bệnh này.
Bệnh xuất huyết
Mô tả về bệnh: Bệnh xuất huyết khá phổ biến khi nuôi các loài cá nước ngọt, do cầu khuẩn Streptococcus sp gây ra. Cá rô phi cũng thường gặp loại bệnh này khi nuôi theo mô hình nuôi thâm canh. Đây là loại bệnh có mức độ nguy hiểm cao về nó có thể lây lan sang người nếu người chế biến cá không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dấu hiệu nhận biết: Khi cá mắc bệnh xuất huyết chúng sẽ bơi lờ đờ, ăn ít hoặc thậm chí bỏ ăn; gốc vây và hậu môn của cá chuyển sang màu đỏ; các bộ phận như mắt, mang, cơ quan nội tạng… bị xuất huyết; máu cá loãng; gan, thận và lá lách của cá bị mềm nhũn. Khi mắc bệnh xuất huyết nặng, cá rô phi thường bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to.
Cách phòng bệnh: Sử dụng vôi bột hoặc vôi tôi bón xuống ao từ 2-4 lần/tháng, kết hợp với dùng Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá rô phi, từ đó tăng khả năng phòng bệnh.
Bệnh viêm ruột
Mô tả về bệnh: Đây là một loại bệnh trên cá rô phi do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Bệnh này thường gặp ở cá rô phi trong giai đoạn nuôi thương phẩm, khi môi trường nuôi bị ô nhiễm hay thức ăn không đảm bảo chất lượng.
Dấu hiệu nhận biết: Khi cá rô phi bị viêm ruột, nhìn thấy ruột thường có biểu hiện trương to, chứa đầy hơi.
Cách phòng bệnh: Lựa chọn thức ăn cho cá rô phi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng và còn hạn sử dụng. Bên cạnh đó, khi nuôi cá rô phi ở giai đoạn thương phẩm người nuôi cần chú ý xử lý và làm sạch môi trường nước. Có thể sử dụng định kỳ men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để giúp phân hủy hiệu quả thức ăn thừa, tảo tàn và các chất ô nhiễm khác trong ao, đồng thời sẽ giúp ổn định chất lượng nước, giúp cá rô phi phát triển tốt, phòng chống nhiễm bệnh.
Bệnh nấm thủy mi
Mô tả về bệnh: Đây là một trong 3 loại bệnh trên cá rô phi nguy hiểm, liên quan đến nấm, do vi khuẩn Saprolegnia spp. gây ra. Chúng thường trú ở ngoài bề mặt da cá rô phi và gây bệnh khi cá có vết thương ngoài da. Đôi khi vi khuẩn Saprolegnia spp. cũng nhiễm vào mắt làm cá bị mù lòa.
Dấu hiệu nhận biết: Ở vùng đầu và mặt sau của vây lưng có thể thấy sự phát triển của nấm giống như bông gòn. Khi soi tươi da cá sẽ thấy các sợi nấm rõ ràng hơn. Kiểm tra mô bệnh học sẽ thấy các tế bào biểu bì bị thoái hóa, lớp hạ bì bị phù nề và biểu bì bị bong tróc.
Cách phòng bệnh: Thả nuôi mật độ vừa phải, tránh thả nuôi mật độ cao vì cá sẽ cắn nhau khi thiếu thức ăn gây ra vết thương – tạo điều kiện cho vi khuẩn Saprolegnia spp. xâm nhập. Đồng thời, bà con nên định kỳ xử lý và làm sạch môi trường nước bằng các chế phẩm sinh học để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong ao.
Bệnh nấm hạt
Mô tả về bệnh: Bệnh nấm hạt trên cá rô phi do vi khuẩn Ichthyophonus sp. gây ra. Vi khuẩn Ichthyophonus sp. xâm nhập vào các cơ quan như tim, lá lách, gan và thận của cá làm tổn thương các cơ quan này khiến cá tử vong. Cá rô phi thường nhiễm vi khuẩn này nhiều hơn vào mùa đông.
Dấu hiệu nhận biết: Khi cá bị nhiễm vi khuẩn nấm hạt thường bơi chậm chạp, màu sắc cơ thể đổi sang sẫm, nổi ban đỏ và da bị ăn mòn,vảy cá bị mất và thối vây, bụng lồi ra do các cơ quan bên trong bị sưng lên.
Cách phòng bệnh: Cho cá ăn vừa phải để tránh gây thêm ô nhiễm nước ao làm mầm bệnh Ichthyophonus sp. phát triển. Xử lý và làm sạch nước ao, đặc biệt là loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ và tảo độc (nên dùng men vi sinh AQUA C để an toàn cho cá) , tránh nuôi mật độ cao làm cá bị stress.
Bệnh thối mang
Mô tả về bệnh: Bệnh thối mang trên cá rô phi chủ yếu do 2 loài nấm nước gây ra, là B. sanguinis và B. demigrans. Bệnh này thường xảy ra khi khí hậu ấm áp, nước cao có nhiều chất hữu cơ và mật độ nuôi cao làm gia tăng khả năng lây lan bệnh.
Dấu hiệu nhận biết: Cá rô phi nhiễm bệnh thối mang có biểu hiện suy nhược, hôn mê và suy hô hấp – thể hiện qua việc thở hổn hển, nổi lên, tập trung ở những nơi có nước chảy. Quan sát mang của cá sẽ thấy chúng dần bị nhợt nhạt và chuyển hẳn sang trắng do hoại tử.
Cách phòng bệnh: Xử lý các chất hữu cơ dư thừa trong ao, đặc biệt là khi nuôi vào mùa hè, trời nắng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Thả nuôi ở mật độ vừa phải để đảm bảo quản lý tốt thức ăn cũng như môi trường.
Tham khảo: Phương pháp nuôi cá rô phi toàn đực
Có thể thấy rằng các bệnh trên cá rô phi thường bắt nguồn từ con giống chất lượng kém, mật độ thả nuôi cao hay ao nuôi bị ô nhiễm. Do đó, bà con nên tìm hiểu kỹ về kỹ thuật nuôi cá rô phi trước khi tiến hành thả nuôi để giảm thiểu rủi ro cho mùa vụ. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong xử lý nước ao nuôi cá rô phi, bà con hãy liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh