bùn vi sinh đóng vai trò gì trong xử lý nước thải

Bùn hoạt tính là gì? Vai trò trong xử lý nước thải

Bùn hoạt tính hay còn gọi là bùn vi sinh, là bùn được sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Cụ thể như thế nào, bùn hoạt tính ứng dụng ra sao trong hệ thống xử lý nước thải? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.

Bùn hoạt tính là gì?

Bùn hoạt tính hay còn gọi là bùn vi sinh, là bùn được sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Khác biệt với bùn thải, bùn vi sinh tập hợp từ những vi sinh vật, nhiều nhất là vi khuẩn, một số còn có thêm nấm men, côn trùng, động vật nguyên sinh … tất cả gọi tắt là vi sinh vật. 

Đặc điểm của bùn hoạt tính: Bùn hoạt tính có dạng bông, màu nâu, dễ lắng. 

Vai trò của bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

Bùn hoạt tính được sử dụng khá rộng rãi trong xử lý nước thải nhằm loại bỏ các chất độc có trong nước áp dụng cho cả nước thải sinh hoạt và sản xuất (bột giấy, giấy, thực phẩm có hàm lượng chất hữu cơ cao cần phân hủy sinh học cao) nhằm đáp ứng yêu cầu về chuẩn nước thải đầu ra.

Cơ chế hoạt động của bùn vi sinh trong xử lý nước thải cơ bản sẽ như sau: Các vi sinh trong bùn sẽ sử dụng chất hữu cơ trong nước làm dinh dưỡng, phân hủy các chất độc hại có trong nước (Nitơ, Amoni…) thành nước, CO2 và các hợp chất khác, sau phân hủy các chất rắn lơ lửng còn lại sẽ lắng xuống trong nước. 

Vai trò của bùn hoạt tính trong quy trình xử lý nước thải

Các nhóm vi khuẩn trong bùn vi sinh gồm:

  • Alcaligenes – Achromobacter
  • Pseudomonas
  • Enterobacteriaceae
  • Athrobacter Bacillus
  • Cytophaga – Flavobacterium
  • Pseudomonas -Vibrio aeromonas
  • Achrobacter

Mỗi loại nước thải sẽ có một đặc tính và thành phần riêng. Do đó, tùy vào thành phần chất hữu cơ có trong nước thải sẽ quyết định vi khuẩn nào sẽ đóng vai trò chủ đạo trong bùn hoạt tính. Ví dụ nếu nước thải nhiều protein sẽ kích thích các loài Alcaligenes,  Flavobacterium và Bacillus phát triển. Trong khi đó nước thải chứa Hydrat Cacbon hoặc Cacbua Hydro thì Pseudomonas sẽ đóng vai trò chủ đạo.

Xem thêm: 04 chỉ tiêu xác định đặc tính và chất lượng của bùn hoạt tính

Bùn vi sinh có bao nhiêu loại?

Bùn vi sinh được chia thành 3 loại trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học gồm bùn vi sinh hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí. Tùy và các loại nước thải mà đặc tính bông bùn, màu bùn sẽ khác nhau.

  • Bùn vi sinh hiếu khí: Có màu nâu nhạt hơi sáng màu, bùn có dạng lơ lửng bắt đầu lắng thì có hiện tượng tạo bông. 
  • Bùn vi sinh thiếu khí: Có màu nâu sẫm hơn và to hơn so với hiếu khí, tốc độ lắng cũng nhanh hơn bùn vi sinh hiếu khí
  • Bùn vi sinh kỵ khí có màu đen, được chia thành bùn kỵ khí lơ lửng và bùn hạt. Bùn hạt có bông to, lắng nhanh, bùn hạt càng lớn thì vi sinh phát triển càng tốt.

Quy trình hình thành bùn vi sinh

Quá trình hình thành bùn sẽ dựa vào vi sinh. Vi sinh sẽ tiến hành đồng hóa, hấp thụ, bẻ gãy liên kết của các chất dinh dưỡng có trong nước thải. Chúng hoạt động chủ yếu bằng cách nhân đôi tế bào. Quy trình hình thành bùn trải qua 4 giai đoạn như sau:

Quy trình hình thành bùn vi sinh diễn ra như thế nào
  • Giai đoạn tăng trưởng chậm: 

Đây còn được gọi là thời gian thích nghi của các vi sinh vật với điều kiện môi trường sống 

  • Giai đoạn tăng sinh khối theo Logarit

Đây là giai đoạn vi sinh vật sử dụng chất dinh dưỡng và bắt đầu tăng trưởng sinh khối.

  • Giai đoạn tăng trưởng chậm dần

Lúc này quá trình tăng sinh khối giảm, nghĩa là tốc độ tăng sinh khối giảm dần do chất dinh dưỡng của môi trường cạn kiệt. 

  • Giai đoạn hô hấp nội bào

Khi nồng độ dinh dưỡng cạn kiệt, vi khuẩn sẽ tiến hành trao đổi chất bằng các chất nguyên sinh vật có trong tế bào. Sinh khối giảm dần do chất dinh dưỡng còn lại trong tế bào đã chết, khuếch tán ra ngoài để cấp cho tế bào sống.

Tham khảo: Các loại vi khuẩn có trong bùn hoạt tính

Làm thế nào để bùn vi sinh hoạt động hiệu quả trong quy trình xử lý nước thải?

Có một điều khi sử dụng bùn vi sinh các nhà vận hành cần nắm rõ đó là quá trình sinh sản của các vi sinh vật trong bùn vi sinh không phải là vô tận, muốn chúng phát triển, tăng trưởng cần dựa vào các yếu tố như thức ăn, thông số COD, BOD, tốc độ dòng chảy, độ pH, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng và các chất độc… Khi một trong số các yếu tố không thuận lợi thì quá trình sinh sản sẽ ngừng lại.

sử dụng bùn vi sinh hoạt động hiệu quả trong quy trình xử lý nước thải

Do đó để quá trình xử lý nước thải bằng bùn vi sinh hiệu quả thì nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh có trong bùn, từ đó có hướng giải quyết và xử lý sớm nhất, tốt nhất là nên chuẩn bị kỹ trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng bùn vi sinh.

Đặc biệt hơn, bùn hoạt tính hoạt động nhờ vào lượng vi sinh dồi dào. Chính vì vậy để tối đa hiệu quả của bùn vi sinh, nhà vận hành cần bổ sung các hợp chất vi sinh vật thuần chủng được tổng hợp trong men vi sinh xử lý nước thải.

Là đơn vị chuyên cung cấp men vi sinh Microbe-Lift cho ngành môi trường, thủy sản và phân bón vi sinh nhập khẩu trực tiếp 100% từ Mỹ, Biogency mang đến cho các đơn vị vận hành giải pháp xử lý nước thải nhanh chóng, hiệu quả, tối ưu chi phí. Đặc biệt với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tư vấn chi tiết để cùng nhà vận hành xử lý vấn đề cụ thể trong thời gian sớm nhất, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

>>> Tham khảo ngay : Một số chế phẩm vi sinh Microbe-Lift dùng trong xử lý nước thải, Nhập khẩu 100% từ Mỹ

Liên hệ Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký