Bùn vi sinh là phương pháp ứng dụng sinh học giữ vai trò quan trọng trong xử lý nước thải, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm hiệu quả. Nhờ đó, các hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu suất cao hơn. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết về bùn vi sinh là gì, các loại bùn và quá trình hình thành và vai trò ngay tại bài viết dưới đây.
Bùn vi sinh là gì?
Bùn vi sinh hay còn gọi là bùn hoạt tính, là loại bùn hình thành trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Không giống như bùn thải thông thường chứa nhiều tạp chất ô nhiễm, bùn vi sinh là tập hợp các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh, côn trùng nhỏ và các loài không xương sống.
Loại bùn này có đặc điểm màu nâu, kết cấu bông xốp, khả năng hấp thụ chất hữu cơ tốt và dễ lắng. Nhờ đó, bùn vi sinh giữ vai trò thiết yếu trong quá trình xử lý nước thải, giúp cải thiện hiệu suất làm sạch hiệu quả.

Phân loại bùn vi sinh
Bùn vi sinh được chia thành 3 loại chính: Bùn vi sinh hiếu khí, bùn vi sinh hiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí. Mỗi loại có đặc điểm khác nhau về màu sắc, cấu trúc và chức năng trong hệ thống xử lý nước thải. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết 3 loại bùn vi sinh bạn có thể tham khảo:
Loại bùn vi sinh | Màu sắc | Kích thước hạt – Tốc độ lắng | Chức năng |
Hiếu khí | Nâu nhạt, hơi sáng | Tạo bông khi lắng, ban đầu ở dạng lơ lửng. | Phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải và kích thích quá trình phân bào khi kết hợp với oxy, giúp cải thiện chất lượng nước thải. |
Thiếu khí | Nâu sẫm | Hạt to, lắng nhanh hơn bùn hiếu khí. | Xử lý các chất ô nhiễm, đặc biệt là thúc đẩy quá trình Nitrat hóa nhằm loại bỏ amoni trong nước thải. |
Kỵ khí | Đen | Dạng lơ lửng hoặc hạt, hạt càng lớn vi sinh vật càng phát triển. | Xử lý chất thải hữu cơ có nồng độ chất rắn và chất ô nhiễm cao. |
>>> Xem thêm: Phân biệt phân giải kỵ khí và phân giải hiếu khí
Vai trò của bùn vi sinh trong xử lý nước thải
Bùn vi sinh là một thành phần quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước. Dưới đây là vai trò cụ thể của bùn vi sinh trong xử lý nước thải:
Phân hủy chất hữu cơ
Bùn vi sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước thải nhờ khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ. Đây là tập hợp của nhiều loại vi sinh vật có lợi, giúp hấp thụ và chuyển hóa trực tiếp các chất ô nhiễm trong nước thải, từ đó cải thiện chất lượng nước.
Cơ chế hoạt động của bùn vi sinh dựa trên khả năng phân hủy sinh học, trong đó các vi sinh vật sẽ tiêu thụ các hợp chất hữu cơ, phá vỡ cấu trúc của chúng và biến đổi thành các sản phẩm đơn giản hơn. Nhờ vậy, nước thải được làm sạch hiệu quả trước khi thải ra môi trường.
Phân huỷ các chất rắn lơ lửng
Trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, bùn vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất rắn lơ lửng. Vi khuẩn trong bùn vi sinh thực hiện quá trình này theo ba giai đoạn chính:
- Vi khuẩn tiếp xúc, hấp thụ chất bẩn từ nước lên bề mặt: Vi khuẩn di chuyển và khuếch tán trong nước, hấp thụ các chất cặn bẩn lên bề mặt của chúng.
- Chuyển hóa và vận chuyển chất bẩn qua màng tế bào: Các hợp chất hữu cơ được vi khuẩn tiếp nhận, đưa qua màng tế bào để xử lý.
- Tổng hợp sinh khối, tạo năng lượng và dinh dưỡng từ chất hữu cơ: Bên trong tế bào, vi khuẩn chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng và dưỡng chất, góp phần phát triển hệ vi sinh.

Quá trình hình thành bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải
Sự hình thành bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh vật. Trong suốt quá trình này, vi sinh vật thực hiện đồng hóa, hấp thụ và phân giải các chất dinh dưỡng có trong nước thải. Cơ chế chính của chúng là nhân đôi tế bào để phát triển sinh khối. Quá trình này diễn ra qua bốn giai đoạn:
- Giai đoạn thích nghi: Vi sinh vật làm quen với môi trường, điều chỉnh khả năng trao đổi chất để thích nghi với điều kiện sống.
- Giai đoạn tăng trưởng mạnh: Các vi sinh vật sử dụng dinh dưỡng trong nước thải để tăng sinh khối theo cấp số nhân. Tốc độ phát triển phụ thuộc vào lượng chất nền có sẵn.
- Giai đoạn chậm tăng trưởng: Khi nguồn dinh dưỡng dần cạn kiệt, tốc độ sinh trưởng giảm do hạn chế về điều kiện môi trường.
- Giai đoạn hô hấp nội bào: Trong điều kiện thiếu hụt dinh dưỡng, vi khuẩn sử dụng các chất nguyên sinh bên trong tế bào để duy trì sự sống, làm giảm sinh khối tổng thể.
Đặc biệt, bạn có thể kết hợp các sản phẩm men vi sinh giúp tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải:
- Men vi sinh Microbe-Lift N1: Bổ sung vào bể hiếu khí, chứa Nitrosomonas và Nitrobacter giúp thúc đẩy quá trình Nitrat hóa và xử lý Amoni.
- Men vi sinh Microbe-Lift IND: Sử dụng cho bể hiếu khí và thiếu khí, hỗ trợ xử lý BOD, COD, TSS trong bể hiếu khí và khử Nitrat trong bể thiếu khí.
- Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS: Dành cho bể kỵ khí, chứa vi sinh kỵ khí có khả năng xử lý BOD, COD ở nồng độ cao.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về bùn vi sinh, từ phân loại đến vai trò quan trọng trong xử lý nước thải. Việc ứng dụng đúng loại bùn vi sinh sẽ giúp nâng cao hiệu suất xử lý, bảo vệ môi trường. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu, liên hệ ngay với BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh chóng!
>>> Xem thêm: Cách giảm bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh
