Khử chua đất là một trong những bước quan trọng nhất để đảm bảo môi trường thích hợp cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bà con vẫn chưa biết làm thế nào để khử chua cho cho đất một cách hợp lý và hiệu quả. Do đó, bài viết dưới đây của Biogency sẽ giúp bà con giải đáp vấn đề này cũng như chia sẻ một số cách khử chua nhanh chóng nhất nhé!
Các nội dung chính
Nguyên nhân đất nuôi tôm bị chua và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả nuôi tôm
Trong quá trình nuôi tôm, chất lượng đất ao là một yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, đất có thể trở nên chua do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó một số nguyên nhân phổ biến khiến đất bị chua bao gồm:
- Chất lượng đất ban đầu không tốt: Ao được đào từ đất có nhiều đá vôi, Pyrit hay chất hữu cơ cao từ ban đầu có thể dẫn đến tình trạng đất bị chua sau một thời gian nuôi tôm. Những loại đất này thường có độ pH thấp và chứa nhiều axit nên khi tiếp xúc với nước ao, các thành phần trong đất sẽ bị hòa tan vào nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nuôi tôm.
- Quá trình phân hủy chất hữu cơ: Ngoài ra, trong quá trình nuôi tôm, lượng chất thải và thức ăn dư thừa tích tụ trong ao sẽ được phân hủy bởi các vi khuẩn, tạo ra các axit hữu cơ làm tăng tính chua của đất.
- Xác chết vi sinh sinh vật: Trong điều kiện yếm khí, các vi sinh vật phân hủy xác sinh vật chết sẽ khiến các gốc Sulfat bị khử và tạo ra khí lưu huỳnh. Khí lưu huỳnh này tác dụng với sắt có trong đất tạo ra hợp chất Pyrite (FeS2). Khi FeS2 tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa, tạo ra các oxit sắt và axit H2SO4 làm giảm độ pH của nước và khiến đất bị chua.
- Sử dụng phân bón không đúng cách: Cuối cùng, việc sử dụng quá nhiều phân bón có tính axit như phân đạm, phân lân, hoặc sử dụng phân bón không đúng thời điểm, liều lượng cũng có thể làm tăng tính chua của đất.
Khi môi trường đất bị chua, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm (đặc biệt đối với khi nuôi tôm ao đất). Khi đó, tôm sẽ bị giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm bệnh hơn. Điều này dẫn đến tỷ lệ sống của tôm thấp, gây ra những tác động tiêu cực, làm suy giảm nghiêm trọng năng suất nuôi tôm của bà con.
>>> Xem thêm: Đất nhiễm phèn do đâu?
Hướng dẫn cách khử chua đất nuôi tôm hiệu quả
Để khắc phục tình trạng đất chua và tạo ra môi trường thích hợp cho nuôi tôm, có rất nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, sử dụng vôi để khử chua đất hay sử dụng sử dụng EDTA (Ethylenediaminetetraacetic acid) được coi là 2 phương án hiệu quả, được nhiều bà con áp dụng hiện nay, cụ thể:
Sử dụng EDTA để khử chua đất nuôi tôm
EDTA hay Ethylenediaminetetraacetic acid là một chất hoá học được sử dụng để làm giảm tính chua của đất. Sử dụng EDTA giúp cải thiện môi trường nuôi tôm bằng cách hình thành phức chất với các ion kim loại, từ đó giảm tính chua của đất. Việc sử dụng EDTA để khử chua cho đất còn có nhiều lợi ích nổi bật như:
- EDTA có khả năng liên kết với các ion kim loại như sắt (Fe), nhôm (Al), và mangan (Mn) trong đất tạo ra phức chất giúp loại bỏ các kim loại này dễ dàng.
- EDTA có tác dụng phân hủy độc tố, tiêu diệt tảo biển và loại bỏ các loại khí độc như H2S, SO2 có trong nước.
- EDTA đem lại hiệu quả cao trong việc khử chua mà không làm thay đổi đáng kể độ pH của đất.
- EDTA là một hóa chất lành tính, do đó việc sử dụng hóa chất này hầu như không gây bất bất cứ ảnh hưởng nào đến hệ sinh thái ao nuôi.
Để sử dụng EDTA, bà con chỉ nên dùng từ 5-10 kg/ha, tùy theo độ chua của đất và tiến hành rải đều khắp bề mặt của ao. Sau khi rải EDTA, bà con cần giữ nước trong ao ở mức 20-30 cm trong 7-10 ngày để EDTA có thời gian phản ứng với đất. Cuối cùng, bà con cần tiến hành thay nước ao để loại bỏ các phức chất EDTA-kim loại ra khỏi ao.
Lưu ý: Bà con không nên sử dụng EDTA trong trường hợp đất ao có độ pH quá thấp (< 4) vì có thể làm giảm hiệu quả của EDTA. Mặt khác, EDTA là một hóa chất có giá thành khá cao, do đó bà con cần cân nhắc thật kỹ ngân sách trước khi quyết định sử dụng hóa chất này.
Sử dụng vôi để khử chua đất nuôi tôm
Ngoài ra, để khử chua đất hiệu quả, bà con có thể sử dụng một chất hóa học phổ biến hơn là vôi. Hợp chất này có tính kiềm mạnh, có khả năng làm tăng độ pH của đất một cách an toàn và hiệu quả. Việc sử dụng vôi để khử chua có những ưu điểm vượt trội như:
- Vôi là một chất hóa học phổ biến, dễ tìm mua và có chi phí thấp hơn so với sử dụng EDTA.
- Vôi có tác dụng lâu dài hơn trong việc duy trì độ pH đất ổn định so với các phương pháp khác nhưng hiệu quả đạt được lại kém hơn EDTA.
Để sử dụng vôi hiệu quả, trước tiên bà con cần xác định độ chua của đất để tính toán liều lượng vôi cần sử dụng. Sau đó tiến hành dùng vôi bột CaO rải đều khắp nền đáy ao và bờ cao với hàm lượng khoảng từ 5 – 10kg/100m2 để tăng cường hệ đệm và ổn định độ pH cho ao.
Sau khi bón vôi, bà con cần tiếp tục phơi đáy ao từ 5-7 ngày trước khi xả nước vào ao nuôi để vôi có thời gian phản ứng với đất. Cuối cùng, bà con cần tiến hành thay nước để loại bỏ các cặn vôi ra khỏi ao. Bên cạnh đó, bà con không nên sử dụng quá nhiều vôi vì có thể làm tăng đột ngột độ pH của đất, ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm.
Trong quá trình nuôi tôm, việc khử chua đất là một bước quan trọng để tạo ra môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Trong đó, việc sử dụng EDTA hoặc vôi là hai phương pháp phổ biến và hiệu quả và được rất nhiều bà con áp dụng hiện nay. Nếu bà con còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, hãy liên hệ ngay với Biogency thông qua hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ giải đáp nhé!
>>> Xem thêm: Kỹ thuật chuẩn bị ao đất nuôi tôm hiệu quả
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh