Việc biết cách nuôi tảo có lợi trong tôm sẽ giúp bà con tăng cường hiệu suất tôm trong ao nuôi, mang đến sản phẩm chất lượng, đặc biệt khi nhu cầu lương thực vẫn đang tăng. Tuy nhiên, liệu bà con đã biết đâu mới là loại tảo có lợi để nuôi và nuôi bằng cách nào? Biogency sẽ giải đáp tường tận trong bài viết sau nhé!
Các nội dung chính
2 loài tảo có lợi trong ao tôm thường thấy
Bên cạnh các loại tảo có hại như tảo lam, tảo mắt, trong ao nuôi tôm vẫn có những loại tảo có lợi cho sự phát triển của tôm và sự thẩm mỹ của ao nuôi. Nếu biết nuôi tảo đúng cách, bà con sẽ phải ngạc nhiên vì những lợi ích mà nó mang lại. Các loại tảo có lợi thường gặp như:
Tảo lục
Tảo lục là một nhóm tảo đa dạng, thường sống thành tập đoàn trong ao tôm với các loại như Oocyctis sp., Scenedesmus sp., Nannochloropsis sp.,…Thành phần của tảo lục chiếm đến 60% là protein, cung cấp nhiều loại dinh dưỡng như Acid Amin, Canxi, Kẽm, Sắt, Chất Xơ và Vitamin. Từ đó làm cho chúng trở thành nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho sự phát triển của tôm.
Ngoài ra, tảo lục còn cung cấp khí Oxy trong quá trình quang hợp của tôm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio, kìm hãm quá trình phân hủy hữu cơ và các khí độc. Đồng thời, sự phát triển của tảo lục tạo ra lớp che phủ bề mặt ao, hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu xuống tầng đáy, từ đó ngăn chặn sự phát triển của tảo độc, rong, rêu có hại.
Tảo khuê
Tảo khuê hay tảo Silic là loại tảo phổ biến xuất hiện khắp môi trường nước, đặc biệt là trong ao tôm. Trong ao nuôi, khi chiếm ưu thế, tảo khuê làm nước trở nên màu vàng nâu. Nhóm tảo này thường xuất hiện khi dinh dưỡng thấp và tỷ lệ đạm/lân >15/1, đặc biệt trong giai đoạn đầu vụ nuôi.
Tảo khuê còn cung cấp dinh dưỡng đa dạng là nguồn thức ăn tốt cho tôm trong ao. Thử nghiệm đã cho thấy sử dụng thức ăn từ tảo khuê giúp tăng năng suất nuôi và làm giảm sự phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Ngoài ra, chúng còn giảm nguy cơ bệnh tật của tôm hay làm đục nước, sản xuất oxy, điều hòa sinh hóa đại dương và ngăn chặn sự phát triển của các loại tảo gây hại.
Cách nuôi tảo có lợi trong ao tôm
Việc tìm cách nuôi tảo có lợi trong ao tôm là một việc quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho ngành nuôi tôm và môi trường ao nuôi. Dưới đây là một số cách thường được áp dụng để nuôi tảo:
Nuôi tảo có lợi trước và sau khi thả giống
Phương pháp gây tảo có lợi trước và sau khi thả giống thông qua vi sinh Microbe-Lift AQUA C đang trở thành sự lựa chọn phổ biến trong ngành nuôi tôm. Sản phẩm này không chỉ giúp làm sạch nước ao nuôi mà còn ức chế các vi sinh vật gây bệnh, đồng thời thân thiện với môi trường và sức khỏe của tôm cá.
Quy trình thực hiện nuôi tảo hiệu quả:
Bước 1: Bà con tiến hành diệt khuẩn và sát trùng nguồn nước. Sau đó, bà con hãy pha men vi sinh Microbe-Lift AQUA C theo liều lượng 100ml + 20 – 50 lít nước ao + 2 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn). Hỗn hợp này được khuấy đều và sục khí mạnh liên tục trong 24 giờ để đảm bảo xử lý toàn bộ lượng nước. Việc này cần được thực hiện trước khi thả giống tôm xuống ao.
Bước 2: Thả giống tôm sau 3 ngày sử dụng hỗn hợp men vi sinh theo lịch trình có chủ đích gia tăng từng bước theo thời gian như sau:
- Từ ngày 1 đến ngày 30, bà con hãy sử dụng 1-2 lần/tuần
- Từ ngày 30 đến ngày 60, bà con hãy tăng lên 2-3 lần/tuần
- Từ ngày 60 đến ngày 90, bà con sử dụng 3-4 lần/tuần
Giai đoạn sau tháng thứ 2 là thời điểm ao nuôi tôm tích tụ nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn và chất thải tôm, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại tảo có hại. Việc xử lý các chất hữu cơ và tảo có hại dưới đáy ao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tảo phát triển, giúp tôm khỏe mạnh và đạt năng suất cao nhất.
Khi nước ao có màu vàng nâu, chứng tỏ số lượng tảo có lợi đang chiếm ưu thế. Sau cùng, bà con tiến hành bước thả tôm xuống ao và bắt đầu quy trình nuôi tôm. Điều này là một bước quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất nuôi tôm và duy trì môi trường ao nuôi ổn định.
Ổn định mật độ tảo có lợi trong ao
Để ổn định mật độ tảo cần kiểm soát các điều kiện môi trường nước bà con nên giữ các chỉ tiêu quan trọng sau ở mức lý tưởng:
- Nhiệt độ ao nuôi: Bà con nên giữ cho nước ở mức 26-32°C để tôm phát triển và sinh sản tốt.
- Độ pH nước ao: Mức pH lý tưởng trong ao nuôi tôm nên trong khoảng từ 7,5 – 8,5.
- Độ mặn của nước: Tôm thẻ chân trắng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất với độ mặn từ 10 – 25‰. Tuy nhiên, đối với tôm sú, độ mặn này nên ở mức 15 – 20‰.
- Nồng độ oxy hòa tan: Mức tối thiểu bà con nên duy trì là 4 mg/lđể bảo đảm môi trường sống ổn định cho tôm.
- Độ kiềm trong nước: Đối với tôm thẻ chân trắng, độ kiềm lý tưởng sẽ trong khoảng 120-180 mg CaCO3/l. Trong khi đó, để tôm sú phát triển khỏe mạnh, nước nên có độ kiềm từ 80-120 mg CaCO3/l.
- Nồng độ Amoniac (NH3): Nồng độ NH3 cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của tôm. Chính vì vậy, bà con nên giữ nồng độ amoniac dưới mức 0.3 mg/l để tránh tình trạng tôm nhiễm khí độc.
Nuôi tảo có lợi là một cách đơn giản nhưng hữu hiệu về lâu dài, giúp bà con tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, từ đó gia tăng lợi nhuận nuôi tôm. Nếu bà con đang tìm kiếm một điểm bán men vi sinh hỗ trợ tăng năng suất nuôi tôm uy tín, chất lượng, hãy liên hệ Biogency qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết nhé!
>>> Xem thêm: Biện pháp cắt tảo xanh trong ao tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh