tảo khuê

Tảo khuê là gì? Cách gây tảo khuê trong ao nuôi tôm

Trong ao nuôi tôm của bà con thường có hai loại tảo là tảo có lợi và tảo có hại. Tảo khuê hay còn gọi là tảo Silic là loại tảo có lợi, rất tốt cho quá trình nuôi tôm và được ứng dụng không chỉ trong ngành nuôi trồng thủy sản mà còn trong nhiều ngành khác liên quan. Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ giới thiệu đến bà con tảo khuê là gì và cách gây tảo khuê trong ao nuôi tôm.

Tảo khuê là gì?

Tảo khuê còn có tên gọi khác là tảo silic, là một loại vi tảo quang hợp thường được tìm thấy ở rất nhiều môi trường nước khác nhau. Tảo khuê trong ao nuôi tôm là loài sinh vật dị dưỡng, sinh trưởng theo kiểu riêng lẻ hoặc tập hợp lại thành nhóm và có khả năng di chuyển hạn chế. Những sinh vật này ngoài tự nhiên có vai trò rất quan trọng, góp phần vào quá trình điều hòa sinh hóa của đại dương. 

tảo khuê
Tảo khuê trong ao nuôi tôm là loại tảo có lợi

Chúng cũng như nhiều loại tảo khác, hấp thụ carbon dioxide (CO2) và ánh sáng mặt trời để tạo ra khí Oxi có lợi, nhiệm vụ của chúng cũng tương tự như một nhà máy nhiên liệu sinh học. 

Lợi ích của tảo khuê với tôm trong ao nuôi

Tảo khuê trong ao nuôi tốt cho sức khỏe tôm cá bởi thành phần sinh hóa của nó. Bao gồm canxi, magie, sắt, sterol, axit béo không bão hòa, muối vô cơ, vitamin và không chứa xenluloza. Các chất này được động vật thủy sản hấp thu và tiêu hóa đều đặn. 

Lợi ích của tảo khuê với tôm trong ao nuôi không những bao gồm việc tốt cho hệ tiêu hóa tôm mà còn góp phần lọc nước và cân bằng sinh thái thủy vực. Vì thế mà các ao nuôi với nhiều sinh vật, thực vật phù du như tảo khuê được coi là môi trường sinh trưởng vô cùng thuận lợi cho nuôi tôm.

tảo khuê
Hình 2: Tảo khuê mang các thành phần như canxi, magie, sắt rất tốt cho hệ tiêu hóa của tôm trong ao nuôi

Các thử nghiệm gần đây cho thấy thức ăn từ tảo khuê trong ao nuôi tôm có năng suất cao hơn nhiều so với thức ăn công nghiệp. Vì thế, các chuyên gia khẳng định nên sử dụng vi tảo như một nguồn cấp thiết để sản xuất thức ăn cung cấp cho thủy sản. Tảo khuê trong ao nuôi tôm có hỗn hợp các axit béo không bão hòa, sắt và canxi giúp kích thích sự phát triển của tôm rất hiệu quả. Thức ăn tươi sống từ hỗn hợp dinh dưỡng này giúp tăng trưởng bền vững, phòng tránh bệnh và đạt sản lượng tối đa. Mặt khác, sự xuất hiện của các thành phần tảo khuê trong ao nuôi tôm giúp bà con tiết kiệm đến 15% lượng thức ăn công nghiệp vì đa số tôm thích ăn tảo khuê hơn là thức ăn viên.

Tảo khuê nếu chiếm số lượng lớn trong ao nuôi sẽ tạo nên độ đục phù hợp, tránh trường hợp xấu tôm ăn thịt đồng loại. Bên cạnh đó nó còn làm giảm quần thể vi khuẩn gây hại và cạnh tranh chất dinh dưỡng. Việc tận dụng hiệu quả tập hợp tảo khuê trong ao nuôi tôm cùng các biện pháp quản lý ổn định chắc chắn sẽ làm tăng sản lượng nuôi tôm của bà con.

Cách gây tảo khuê trong ao nuôi tôm

Gây tảo khuê trong ao nuôi tôm nói đơn giản là tạo ra tảo khuê làm nguồn cung cấp thức ăn và dinh dưỡng cho tôm. Nhằm giúp bà con nâng cao năng suất nuôi tôm, Biogency giới thiệu những cách gây tảo khuê trong ao nuôi tôm cực kỳ phổ biến sau.

Cách gây tảo khuê bằng phân hóa học

Cách này được áp dụng ở những ao nuôi mới xây dựng, ao trên nền đáy cát hoặc ao có bạt đáy. Cách gây tảo khuê trong ao nuôi tôm bằng phân hóa học thường được áp dụng ở thời gian đầu trong chu kỳ nuôi.

Các nghiên cứu của FAO chỉ ra rằng những ao nuôi tôm có tảo khuê chiếm đa số thường còn tỷ lệ tôm phát triển cao nhất, thấp nhất là những ao có các loại tảo roi (tảo mắt, tảo giáp). Hai loại tảo trong ao nuôi tôm này có cấu tạo và chế độ dinh dưỡng rất khác nhau. Ở tảo khuê, tỷ lệ N:P = 20 – 30:1. Còn ở tảo roi thì tỷ lệ này là N:P = 1:1.

Tỷ lệ N:P = 20 – 30:1 cũng là tỷ lệ chuẩn khi gây tảo có lợi trong ao. Theo trọng lượng ta sẽ có tỷ lệ N:P theo bảng sau:

Khi bón phân hóa học cho ao nuôi tôm để gây tảo khuê, liều lượng lần đầu tiên gây tảo chỉ nên ở mức 0,95 ppm nitơ và 0,11 ppm photpho.

Ví dụ: 

Ao có diện tích 1ha có sâu nước là 0,6 m. Suy ra thể tích nước trong ao là V = 1000 x 0,6 = 6000 m³. 

Ta có 1 ppm = 1 g/ m³

Do đó cần đạt hàm lượng nitơ là 0,95 ppm và sử dụng 6000 x 0,95 = 5700 g = 5,7 kg nitơ.

Hàm lượng photpho cần đạt là 0,11 ppm photpho và sử dụng 6000 x 0,1 = 660g = 0.66 kg photpho.

Sau khi đã xác định được lượng dinh dưỡng cần thiết, lượng phân bón dựa theo hàm lượng dưỡng chất được tính theo công thức: 

Khối lượng phân bón cần dùng = Lượng dưỡng chất cần đạt / Phần trăm dưỡng chất phân bóng.

Nếu ao bón phân ammonium sulfate có chứa 21% hàm lượng nitơ thì hàm lượng phân bón là: 5,7 / 0,21 = 27,1 kg.

Nếu ao triple superphosphate có chứa 39% hàm lượng photpho thì hàm lượng phân bón là: 0,66 / 0,39 = 1,69 kg.

Trong quá trình bổ sung phân ammonium, chất nitơ bị hấp thụ bởi chất keo dưới đáy ao trong vài ngày rồi bị giữ lại ngay tại đây. Hàm lượng nitơ bị hấp thụ khi bón phân nitrat khá ít nên hàm lượng nitơ trong nước khá cao. Do đó việc chọn phân bón tùy thuộc vào loại tảo muốn phát triển. Nếu muốn gây tảo khuê thì nên dùng phân nitrat, gây tảo đáy thì nên dùng phân ammonium.

Phân bón bị hấp thụ bởi nền đáy ao do đó bạn cần bón một lượng nhỏ nhưng nhiều lần khác nhau, lặp lại từ 7 đến 10 ngày sẽ hiệu quả hơn. Phương pháp tốt nhất là bón một lượng vừa phải rồi quan sát mức độ phát triển của tảo khuê trong ao nuôi tôm sau đó điều chỉnh lượng phân bón phù hợp.

Lưu ý:

  • Cách gây tảo khuê trong ao nuôi tôm bằng phân hóa học có hiệu quả nhanh nhưng dễ gây nên hiện tượng tảo bùng phát và tàn đi nếu sử dụng lượng phân quá lớn. Khi tảo khuê tàn đi làm cho nước ao trong và làm tảo đáy sinh sôi phát triển.
  • Tảo và nền dưới đáy ao sẽ thường xuyên hấp thu dưỡng chất trong nước nên bà con cần bổ sung định kỳ phân hóa học để duy trì màu nước ao nuôi.
  • Phân hóa học đặc biệt là phân urê trực tiếp tạo ra NH3 trong nước. Một phân tử phân urê sẽ tạo ra 2 phân tử NH3 rất có hại cho tôm nuôi. Do đó cần hạn chế sử dụng phân urê để gây tảo khuê trong ao nuôi tôm.
  • Những ao đã nuôi thời gian lâu hoặc đã sử dụng phân lân hạ phèn không nên dùng phân hóa học để gây màu nước tạo tảo.
  • Các loại tảo phát triển trong ao sẽ rất khó kiểm soát. Cùng một chế độ chăm sóc nhưng hai ao khác nhau sẽ có lượng tảo và vi sinh khác nhau tùy thuộc vào số lượng và chủng loại. Cách tốt nhất đó là lấy đi một phần nước ở ao đã có màu đẹp đổ vào ao mới rồi rải cám để tảo khuê và các loại vi sinh khác phát triển.

Gây tảo khuê bằng phương pháp gây màu nước sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA C

Hiện nay phương pháp gây màu nước bằng vi sinh Microbe-Lift AQUA C để gây tảo khuê đang rất được ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch nước ao nuôi, ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe tôm cá, khi sử dụng để gây màu nước hoàn toàn không phát sinh các phân tử độc hại NH3 hoặc cần bổ sung định kỳ mất nhiều thời gian như phương pháp gây tảo khuê bằng phân hóa học. Quy trình gây màu nước nên được tiến hành trước khi thả tôm xuống ao. 

Bà con gây tảo khuê bằng vi sinh Microbe-Lift AQUA C theo các bước sau đây: 

  • Diệt khuẩn và sát trùng nguồn nước, sau đó pha men vi sinh Microbe-Lift AQUA C theo liều lượng 100ml + 20 đến 50 lít nước ao + 2 lít mật rỉ sạch (lưu ý không chứa các chất diệt khuẩn). Bà con nên khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng cho hỗn hợp xử lý 1000 mét khối nước.
  • Tiến hành thả giống sau 3 ngày liên tục sử dụng. Tăng số lần sử dụng theo thời gian như sau:
  • Từ ngày 1 đến ngày 30: sử dụng hỗn hợp pha men vi sinh 1-2 lần/tuần
  • Từ ngày 30 đến ngày 60: sử dụng hỗn hợp pha men vi sinh 2-3 lần/tuần
  • Từ ngày 60 đến ngày 90: sử dụng hỗn hợp pha men vi sinh 3-4 lần/tuần
tảo khuê
Hình 3: Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để gây màu nước và hình thành tảo khuê trong ao nuôi tôm

Trong giai đoạn từ tháng thứ 2 trở đi, ao nuôi tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng đến từ lượng thức ăn và chất thải của tôm gây ra. Lúc này các loại tảo có hại sẽ sinh sôi và chiếm số lượng lớn trong ao. Việc xử lý thường xuyên các chất hữu cơ, tảo có hại tích tụ dưới đáy ao bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C sẽ tạo môi trường thuận lợi để tảo khuê phát triển và tôm khỏe mạnh, đạt năng suất cao nhất.

Sau khi ao đã có màu vàng nâu giống màu nước trà chứng tỏ số lượng tảo khuê và tảo cát trong ao đang chiếm ưu thế. Lúc này bà con hãy tiến hành thả tôm xuống ao và bắt đầu quy trình nuôi tôm.

Ưu điểm của men vi sinh Microbe-Lift AQUA C

  • Phân hủy các chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm trong ao nuôi.
  • Xử lý và làm sạch ao nuôi, phân hủy các chất hữu cơ hoặc tảo đáy có hại.
  • Tạo môi trường tốt để tảo khuê phát triển, cân bằng hệ sinh thái ao nuôi tôm.
  • Phòng ngừa và giảm thiểu tối đa sự hình thành khí H2S, ammonia và khí độc hại trong nước.
  • Tăng sức đề kháng tôm và nâng cao chất lượng thịt.

Tham khảo: Cách quản lý tảo trong ao nuôi tôm

Hy vọng qua bài viết này, bà con đã hiểu tảo khuê là gì cũng như cách gây tảo khuê trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất. Nếu bà con đang muốn tìm mua men vi sinh Microbe-Lift AQUA C gây tảo khuê trong ao nuôi tôm có thể liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ mua sản phẩm nhanh nhất. Chúc bà con một mùa nuôi tôm năng suất và thành công!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký