tu trong ot cho nha them dep com them ngon

Quy trình trồng ớt, các kỹ thuật hữu ích giúp tiết kiệm và tăng năng suất

I. Thời vụ trồng ớt

Ớt có thể trồng được quanh năm nhưng thường tập trung vào 3 vụ chính:

– Ớt Thu Đông: Gieo vào tháng 9 thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

– Ớt Đông Xuân: Gieo vào tháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau.

– Ớt Xuân Hè: Gieo vào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 tháng 9

vuon ớt

II. Đất

 Chọn đất để trồng ớt:

+ Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp.

+ Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, độ  pH đất lý tưởng = 5,5-6,5.

Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu… tối thiểu 3 năm, vụ trước không trồng cây thuộc họ cà như: ớt, cà chua, cà tím,… để phòng nấm bệnh trong đất truyền cho ớt.

vườn ớt

>>> Xem thêm : Ưu điểm vượt trội chế phẩm vi sinh trong canh tác cây trồng

Kỹ thuật làm đất:

+ Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm, phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m. Nên bón vôi để khử mầm bệnh, lượng bón 100 kg / 1.000 m2. Phơi đất ít nhất 5 – 7 ngày.

+ Xử lý đất trước khi trồng: Phun vi sinh  sạch Quantum Light + Quantum VSC 1ml mỗi loại pha với 1 lít nước và tưới cho 1m mặt luống. Sau đó đậy màng phủ và chờ xuống giống. Mục đích của việc làm này giúp cải thiện hệ sinh thái đất, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho đất, cải tạo đất, giúp đất thông thoáng và hạn chế mầm bệnh trong đất.

quantum growth

III. Giống

Tùy vào thị trường và mùa vụ mà chọn giống ớt phù hợp. Hiện nay trên thị trường có nhiều giống ớt năng suất cao và phù hợp với nhiều điều kiện thổ nhưỡng khác nhau.Nên chọn giống F1 để đảm bảo năng suất và sức đề kháng tôt.

  • Mùa mưa nên chọn giống ớt chỉ thiên nhằm hạn chế bệnh thán thư trai.
  • Mùa nắng nên trồng giống ớt sừng để tiện việc chăm sóc cũng như tiết kiệm chi phí thu hoạch ớt.

IV. Chuẩn bị cây con

Cần gieo hạt vào bầu hoặc khay tạo cây con trước khi trồng ra luống.  Điều này giúp giảm tỉ lệ hao hụt và bảo vệ cây ớt con trước nhiều dịch hại ở giai đoạn đầu. Tỉ lệ đất phối trộn để ươm cây trong bầu như sau:

– Đất mặt tơi xốp:  60%

– Phân chuồng hoai mục: 29%

– Tro trấu: 10%

– Phân lân: 0,5 – 1%

– Vôi:  0,2 – 0,3%

Sau khi phối trộn đất và cho vào bầu hoặc khay thì cần tưới ẩm với dung dịch vi sinh sạch Quantum Light + Quantum VSC, 3ml mỗi loại cho 1 lít nước, tưới ướt đều.

Sau đó tiến hành gieo hạt  vào bầu ở độ sâu 1 – 2 mm, có phủ lớp đất mỏng trên bề mặt hạt giống.

Sau khi ươm được 1 tháng đem đi trồng, lúc này cây ớt có khoảng 3 – 4 lá thật. Chọn cây khỏe, đồng đều đem trồng

V. Khoảng cách & mật độ trồng

– Mùa khô: hàng đôi cách hàng đôi 1,2 – 1,4m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,6 mét, cây cách cây trên hàng 0,6m. Mật độ trung bình từ 1.700 – 1.900 cây/1.000m2

– Mùa mưa: hàng cách hàng từ 1,2 – 1,4m, cây cách cây trên hàng đôi 0,7m. Mật độ trung bình từ 1.400 – 1.500 cây/1.000m

VI. Chăm sóc

Tưới nước: Cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho đất. Ớt rất cần nước nhưng không để đất quá ẩm là thối rễ, cây dễ đổ ngã và nhiễm bệnh. Lượng nước tưới nhiêu hay ít phụ thuộc vào ẩm độ đất trước khi tưới.

Tỉa cành, tạo tán: Việc này cần trú trọng sau khi trồng được 1 tháng, lúc này cây phân cạnh mạnh, cắt bỏ những cành nhánh bị che khuất, giúp cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi cây và nuôi trái về sau. Nên thực hiện việc tỉa cành tạo tán vào thời điểm nắng ráo.

thu hoạch ớt

VII. Bón phân:

Lượng phân bón tính cho 1.000m2.

Phân chuồng hoai: 1.000 – 2.000 kg

Ure: 20kg

Kali: 20kg

Lân: 50kg

NPK: 50kg

Vôi: 100kg

Calcium Nitrat Ca (NO3)2: 12 kg.

Cách bón phân:

  • Bón lót (Trước khi trồng): 100kg vôi và  1.000 – 2.000kg phân chuồng hoai, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10 – 14kg phân NPK (16-16-8). Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
  • Bón thúc: chia làm 4 lần bón: (Có thể kéo dài hơn tuỳ theo thời gian thu hoạch)

+ Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat

+ Lần 2:  Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

+ Lần 3:  Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali + 14kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

+ Lần 4:  Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Chú ý: Phun vi sinh sạch Quantum Light và Quantum VSC một tuần sau khi bón lần 2 và lần 4. Động tác này hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây sử dụng phân bón hiệu quả. Đặc biệt giúp ớt có màu sắc bóng đẹp.

trong ot

VIII. Phòng trừ dịch hại

Bọ trĩ và  thán thư là hai đối tượng gây hại nghiêm trọng, cần chú ý thăm vườn thường xuyên để kịp thời có giải pháp phòng trừ. Dùng các thuốc đặc hiệu để quản lý khi dịch hại chớm xuất hiện.

xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời