chỉ số TDS

Tìm hiểu về chỉ số TDS trong nước thải

Có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau để có thể đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải, chẳng hạn như BOD, COD, TSS, SS,… Để nước thải đạt tiêu chuẩn đầu ra, thì chỉ số TDS cũng là một phần không thể thiếu để người vận hành đánh giá và xác định mức độ độ nhiễm trong hệ thống xử lý. Vậy chỉ số TDS là gì? Gồm những loại nào? Làm sao để giảm thiểu chỉ số này trong hệ thống xử lý nước thải? Hãy cùng Biogency giải đáp các thắc mắc đó qua bài viết này nhé!

Chỉ số TDS là gì?

chỉ số TDS

Tổng chất rắn hòa tan (TDS-Total Dissolved Solids) là đơn vị đo tổng hàm lượng của tất cả các chất hữu cơ và vô cơ có trong chất lỏng ở dạng phân tử, ion hóa hoặc hạt. Nói chung, định nghĩa chi tiết là chất rắn phải đủ nhỏ để đi qua bộ lọc có kích thước lỗ nhỏ đến 2 micron (kích thước danh nghĩa hoặc nhỏ hơn). 

Tổng chất rắn hòa tan thường chỉ được sử dụng trong các hệ thống nước ngọt vì độ mặn bao gồm một số ion tạo nên chất rắn hoà tan. Ứng dụng chính của chỉ số TDS là để kiểm tra chất lượng nước của suối, sông và hồ. 

Theo quy định của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), US EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ) và Việt Nam, hàm lượng TDS trong nước uống không được vượt quá 500 mg/L và nước sinh hoạt không được vượt quá 1000 mg/L.

Chỉ số TDS có nguồn gốc từ đâu?

Nguồn chính của TDS là sự tiếp nhận nguồn nước từ nước thải nông nghiệp, sinh hoạt, nước ngầm giàu đất sét, ô nhiễm đất và điểm xả từ các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Các thành phần hoá học phổ biến nhất là Calci, Phosphat, Nitrat, natri, kali và chloride,…. Các hoá chất này có thể là cation, anion, phân tử hoặc các kết tụ đa phân tử hoặc ít hơn, miễn là một hạt nhỏ kích thước micro được hình thành. Các nguyên tố ngoại lai độc hại của TDS là thuốc trừ sâu phát sinh từ dòng chảy bề mặt trong các hoạt động nông nghiệp. Một số chất rắn hòa tan xảy ra tự nhiên phát sinh từ quá trình phong hóa và giải phóng đất đá ngoài tự nhiên. 

Tổng chất rắn hòa tan (TDS) được phân biệt với tổng chất rắn lơ lửng (TSS), trong đó chất lỏng không thể đi qua sàng lọc kích cỡ 2 micromet và vẫn vô hạn lơ lửng trong dung dịch. Thuật ngữ “chất rắn có có thể lắng” là dạng chất có kích cỡ bất kỳ sẽ không bị lơ lửng hoặc tan khi không bị chuyển động, và điều này hoàn hoàn không có ở TDS và cả TSS. 

Các loại TDS có trong nước thải

chỉ số TDS

Có rất nhiều loại TDS trong nước thải, những thông thường chúng được chia làm 4 loại như sau:

+ Khoáng chất

Các khoáng chất như magie, canxi và kali đi vào nước thải từ các nguồn nước tự nhiên như nước sông, suối,  nước ngầm,… Sau quá trình cung cấp nước sản xuất, một lượng nhỏ khoáng chất này sẽ được giải phóng vào nước thải. Đối với nước uống, khoáng chất giúp cải thiện mùi vị của nước và làm thay đổi RDI hàng ngày của bạn. 

+ Muối

Lượng muối thấp có thể xuất hiện tự nhiên trong nước ngầm. Mức độ muối cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người, chẳng hạn như làm phân bón, chất làm mềm nước và là yếu tố gây ô nhiễm nước thải. 

+ Kim loại hòa tan

Các kim loại hòa tan chủ yếu đi vào nước thông qua ô nhiễm. Chất thải công nghiệp và các hoạt động của con người như khai thác mỏ, đều có thể dẫn đến việc rửa trôi kim loại vào nước thải. Vật liệu đá hoặc đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại, ống kim loại góp phần vào hàm lượng kim loại hòa tan trong nước. 

+ Chất hữu cơ

Các chất hữu cơ hòa tan thường đi vào nước do sự phân hủy tự nhiên của tảo, thực vật, hoạt động sản xuất thực phẩm,… Phần lớn các chất hữu cơ tự nhiên, công nghiệp đều được xử lý thông qua bể sinh học trong hệ thống xử lý nước thải. 

Tham khảo: SV30 là gì, cách đọc SV30

Giảm thiểu mức độ TDS trong nước thải bằng những thay đổi trong quá trình xử lý sinh học

Nước thải có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS) và hàm lượng hữu cơ cao từ các cơ sở công nghiệp  thực phẩm, dầu khí, hóa dầu,… TDS cao được xử lý thông qua các phương pháp vật lý và hóa học là chủ yếu. Sau giai đoạn tiền xử lý, nước thải vẫn chứa một phần hàm lượng chất hữu cơ cao và một phần TDS, chúng có thể được xử lý bằng các phương pháp sinh học. Quá trình này sẽ loại bỏ tối đa hàm lượng cacbon, nitơ và phốt pho. Sự ổn định của bước tiền xử lý và sinh học là rất quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất của các bước xử lý cuối cùng và đáp ứng các chỉ tiêu nước thải đầu ra.

Đối với nước thải chứa TDS cao, hiệu suất xử lý sinh học phụ thuộc vào sự thích ứng của sinh khối với những thay đổi của tính chất nước thải. Việc đưa vi sinh vật ức chế vào sinh khối nước thải có thể nâng cao tiềm năng thích ứng. Do đó người vận hành cần phải quan tâm đến những thay đổi về môi trường như độ pH, nhiệt độ, tốc độ dòng chảy,… để xử lý hiệu quả TDS bằng hệ thống vi sinh. Ngoài ra khi TDS không duy trì ở mức vừa phải, khả năng hoạt động của bể xử lý sinh học sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những biến động môi trường. 

Việc thiết kế hệ thống xử lý sinh học sẽ phụ thuộc vào đặc tính và khả năng cân bằng môi trường của nguồn thải. Để hệ thống xử lý hiệu quả nhất, phải xác định mức dao động TDS có ảnh hưởng đến các giai đoạn xử lý không? Nhất là giai đoạn xử lý sinh học. Việc xác định chính xác độ biến thiên phù hợp của TDS là rất quan trọng để thiết kế hệ thống xử lý sinh học. 

Xem thêm: Chỉ số BOD và COD là gì

_______________________

Qua bài viết này, mong rằng sẽ giúp có những kiến thức mới hơn về chỉ số TDS trong nước thải và tìm ra phương  pháp hợp lý nhất để cải thiện chỉ số này. Để được tư vấn thêm về các phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký