Ngày nay, tỏi không những được sử dụng trong y học hay nấu nướng mà còn được sử dụng trong nuôi tôm như một chất kháng sinh có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Bằng cách cho tôm ăn tỏi sẽ giúp tôm thẻ của bà con điều trị được những bệnh phổ biến như bệnh đường ruột, bệnh phân trắng, đốm trắng, hoại tử gan tụy… Bài viết dưới đây của Biogency sẽ giúp bà con nắm rõ các cơ chế kháng khuẩn của tỏi cũng như cách ủ tỏi cho tôm ăn.
Các nội dung chính
Cơ chế kháng khuẩn của tỏi
Trong tỏi có những hoạt chất bao gồm Liallyl sulfide, Allin, Ajoene. Trong đó, hoạt chất Allicin là mạnh nhất vì chất này sinh ra Allicin – một sunfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không màu, có chức năng kháng khuẩn và kháng nấm đặc biệt.
Thông thường, tỏi nguyên tép không có Allin, tức không có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa. Chỉ khi đập dập hoặc cắt nhỏ chúng, nhờ sự tiếp xúc với oxy trong không khí thì enzym Allicinase mới được kích hoạt. Nhờ đó hoạt chất Allicin được sinh ra từ Allin với khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn và chống oxy hóa. Quy trình chuyển hóa của Allin diễn ra khá nhanh. Để lượng Allicin hình thành đạt mức tối đa, bà con sau khi đập dập tỏi nên đợi khoảng 15 phút rồi mới cho tôm ăn. Nhưng bà con cũng cần tránh trữ tỏi quá lâu hoặc để ở nơi nhiệt độ cao vì dễ làm mất đi hoạt tính cũng như hư hỏng tỏi.
Kháng sinh trong tỏi được chia thành 2 nhóm: Ức chế khuẩn và diệt khuẩn.
- Nhóm ức chế khuẩn: Chỉ có chức năng kìm hãm sự sinh sôi của vi khuẩn. Khi các vi khuẩn hại trong cơ thể bị kìm hãm, sức đề kháng của tôm thẻ chân trắng sẽ tăng, giúp các kháng thể vùng lên và phòng trị được bệnh (các kháng thể có thể kể đến như Erythromycin, Oxytetracycline hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Sulphonamides).
- Nhóm diệt khuẩn: Có khả năng tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn mang bệnh Rifamycin hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Quinolones.
Hoạt chất Allicin thuộc nhóm diệt khuẩn, có tác dụng mạnh hơn cả Penicillin (nhóm β-lactam) vì thế mà tỏi là mẹo tăng sức đề kháng cho tôm của nhiều hộ nuôi. Tuy nhiên bà con cũng cần cân nhắc một số vấn đề khi sử dụng phương pháp này.
Chữa bệnh bằng cách cho tôm ăn tỏi
Cơ thể tôm có nhiều loại vi khuẩn đường ruột có vai trò cực kỳ quan trọng trong tiêu hóa và sức khỏe, hấp thu dinh dưỡng… Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ chitin…
Hoạt chất Allicin có trong tỏi giúp kháng virus, kháng nấm, tăng cường hệ miễn dịch cho tôm. Cụ thể, bổ sung tinh dầu tỏi hoặc tỏi tươi sẽ góp phần làm tăng số lượng hồng cầu (tăng tuần hoàn máu), bạch cầu và tiểu cầu (tạo kháng thể chống virus và tăng miễn dịch). Đây được coi là một chất thay thế một phần kháng sinh rất phổ biến hiện nay mà không để lại tồn đọng kháng sinh trong tôm thẻ chân trắng. Bên cạnh đó, tỏi còn thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn và chất lượng thịt ở tôm.
Do đó, ứng dụng khả năng tuyệt vời của tỏi là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa các bệnh phổ biến ở tôm, đặc biệt là bệnh đường ruột.
Tham khảo: Bệnh đường ruột ở tôm
Cách sử dụng và ủ tỏi cho tôm ăn
- Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn tỏi, sau đó bà con hòa vào nước dùng dần với thời gian lâu nhất là 2 ngày.
- Liều lượng dùng bao gồm: từ 10-15g tỏi tươi/kg thức ăn/ ngày cho tôm. Tỏi được nghiền nát hòa với nước trộn đều cùng thức ăn và mỗi tháng bà con cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.
Tham khảo: Trị bệnh gan cho tôm bằng thảo dược
Tuy nhiên, cho tôm ăn tỏi sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ như tồn đọng tỏi trên bề mặt ao, làm ô nhiễm nước và ảnh hưởng sức khỏe tôm. Do đó, hiện nay nhiều ao nuôi ưu tiên sử dụng men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM để đạt hiệu quả cho ăn cao nhất.
Men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM có công dụng ổn định đường ruột cho tôm thẻ chân trắng. Sản phẩm cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm, được sử dụng phổ biến trong phòng ngừa bệnh phấn trắng và bệnh đường ruột, gồm 4 lợi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis.
Công dụng của men tiêu hóa bao gồm:
- Thúc đẩy hấp thu dinh dưỡng ở tôm và quá trình phân giải.
- Giúp tiêu hóa khỏe và hấp thụ tối đa các dưỡng chất.
- Tăng cường hệ vi sinh đường ruột, giúp ruột tôm to, đều và không bị đứt quãng.
- Phòng ngừa bệnh phân trắng, bệnh đường ruột ở tôm.
- Liều lượng khuyên dùng: 0,5-1g/kg thức ăn.
Tham khảo: Các loại thức ăn tăng sức đề kháng cho tôm
Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi là phương pháp tốt mà bà con nên cân nhắc sử dụng khi nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong quá trình cho tôm ăn tỏi, bà con nên lưu ý đánh giá chính xác tình trạng ao để đưa ra liều lượng cho ăn và liều lượng men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM thích hợp để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng tôm. Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết cách chữa bệnh cho tôm bằng tỏi và đặt mua sản phẩm men đường ruột Microbe-Lift DFM. Chúc bà con có một mùa vụ nuôi tôm năng suất.
Tham khảo: Phân biệt giữa men vi sinh và men tiêu hóa
Tài liệu tham khảo:
- Nuôi tôm thẻ chân trắng thành công bằng vi sinh + tỏi – Tạp chí Thủy sản Việt Nam (thuysanvietnam.com.vn)
- TỎI: KHÁNG SINH TỰ NHIÊN CỰC HỮU ÍCH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (quangtri.gov.vn)
- Cho tôm ăn “tỏi đen” liệu có khả thi? (vnua.edu.vn)
- CHIRAWITHAYABOON, Piyanut; AREECHON, Nontawith; MEUNPOL, Oraporn. Hepatopancreatic antioxidant enzyme activities and disease resistance of Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) fed diet supplemented with garlic (Allium sativum) extract. Agriculture and Natural Resources, 2020, 54.4: 377–386-377–386.
- PALANIKUMAR, Pandi, et al. Usage of plant natural products for prevention and control of white feces syndrome (WFS) in Pacific whiteleg shrimp Litopenaeus vannamei farming in India. Aquaculture International, 2020, 28: 113-125.
- AŞIK, Emine; CANDOĞAN, Kezban. Effects of chitosan coatings incorporated with garlic oil on quality characteristics of shrimp. Journal of food quality, 2014, 37.4: 237-246.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh