Công nghệ xử lý nước thải khách sạn bằng phương pháp sinh học được ứng dụng tương đối rộng vì chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng thấp. Tùy thuộc vào bản chất cung cấp không khí của từng môi trường sẽ áp dụng các công nghệ xử lý sinh học khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn các công nghệ xử lý nước thải khách sạn bằng phương pháp sinh học dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật.
Các nội dung chính
Công nghệ xử lý nước thải khách sạn bằng phương pháp sinh học
Trong các công nghệ xử lý nước thải khách sạn thì công nghệ sinh học đưa ưa chuộng hơn cả vì chi phí đầu tư ít, dễ vận hành, dễ bảo dưỡng, không tốn kém chi phí nhân công lại an toàn và thân thiện với môi trường.
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm cũng như một số chất ô nhiễm vô cơ khác như H2S, Sunfit, Amonia, Nitơ… Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển, sau đó phân hủy chúng, giảm chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải, đáp ứng tiêu chuẩn nước thải đầu ra. Chính vì vậy, phương pháp này rất được ưa chuộng để xử lý các nước thải giàu chất hữu cơ, điển hình như nước thải khách sạn.
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học được chia thành 2 loại:
- Phương pháp kỵ khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có Oxy.
- Phương pháp hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí hoạt động trong điều kiện cung cấp Oxy liên tục.
Tham khảo: Tăng hiệu quả xử lý bể tách mỡ trong xử lý nước thải nhà hàng
Công nghệ sinh học hiếu khí:
Quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở cả điều kiện tự nhiên và nhân tạo. Trong đó công nghệ xử lý nhân tạo được ưa chuộng hơn nhờ tốc độ xử lý và hiệu suất cao hơn nhiều. Tương ứng với trạng thái tồn tại của sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo được chia thành:
Xử lý sinh học hiếu khí với VSV sinh trưởng dạng lơ lửng và dạng dính bám. Một số công nghệ xử lý sinh học hiếu khí gồm:
Công nghệ xử lý nước thải bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank)
Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.
Bản chất của phương pháp là phân huỷ sinh học hiếu khí với cung cấp oxy cưỡng bức và mật độ vi sinh vật được duy trì cao (2.000mg/L –5.000mg/L) do vậy tải trọng phân huỷ hữu cơ cao và cần ít mặt bằng cho hệ thống xử lý. Tuy nhiên hệ thống có nhược điểm là cần nhiều thiết bị và tiêu hao nhiều năng lượng.
Công nghệ xử lý sinh học dạng mẻ SBR
Quá trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính hoạt động liên tục chỉ có điều tất cả xảy ra trong cùng một bể và được thực hiện lần lượt theo các bước: Làm đầy– Phản ứng – Lắng– Xả cặn– Ngưng.
Tham khảo: Công nghệ SBR, ưu và nhược điểm
Công nghệ xử lý sinh học tăng trưởng dính bám
Nguyên lý của bể bùn hoạt tính với VSV sinh trưởng dạng dính bám tương tự VSV sinh trưởng dạng lơ lửng chỉ khác là VSV bám dính trên bề mặt vật liệu tiếp xúc đặt trong bể. Công nghệ này được ứng dụng rộng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm, chi phí đầu tư và vận hành thấp.
Công nghệ xử lý lọc sinh học Trickling Filter
Bể lọc sinh học trong xử lý nước thải là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các VSV sinh trưởng cố định trên lớp vật liệu lọc. Bể lọc hiện đại bao gồm một lớp vật liệu dễ thấm nước với VSV dính kết trên đó. Nước thải đi qua lớp vật liệu này sẽ thấm và nhỏ giọt trên đó.
Công nghệ sinh học kỵ khí:
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học kỵ khí sử dụng VSV kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ ở điều kiện không có Oxy hòa tan. Quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra các phản ứng sinh hóa phức tạp. Một cách tổng quát, quá trình phân huỷ kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử
- Giai đoạn 2: Acid hoá
- Giai đoạn 3: Acetate hoá
- Giai đoạn 4: Methane hoá.
Bổ sung men vi sinh tăng hiệu suất hệ thống xử lý nước thải khách sạn
Với công nghệ sinh học, hiệu suất xử lý nước thải phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh vật. Để tăng hiệu suất xử lý, đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải khách sạn cần chú ý bổ sung thêm men vi sinh, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp, nhất là với các khách sạn có lượng nước thải lớn.
Men vi sinh được ưa chuộng là Microbe-Lift IND – sản phẩm men vi sinh nhập khẩu từ Mỹ. MicrobeLift IND tập hợp hơn 13 chủng vi sinh khác nhau, bao gồm vi khuẩn hiếu khí cũng như vi khuẩn kỵ khí, chúng có khả năng thích ứng, sản sinh và phát triển nhanh chóng. Khi cho MicrobeLift IND vào khu vực bị ô nhiễm, các vi khuẩn này ngay lập tức tự hồi sinh và bắt đầu ăn/tiêu hóa các chất thải hữu cơ trong nước.
Sau đó, chúng phát triển và di chuyển đến các khu vực có nguồn thức ăn khác và chất ô nhiễm trong nước sẽ bị phân hủy dần dần. Mặt khác, các vi sinh vật trong MicrobeLift IND đều không độc hại và không gây bệnh, an toàn cho con người, động vật, thực vật và tất cả các tổ chức thủy sinh.
Tăng hiệu suất xử lý nước thải bằng men vi sinh Microbe-Lift IND:
- Giảm BOD, COD, TSS.
- Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
- Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
- Tăng cường quá trình khử Nitrat, do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat.
- Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.
- Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải.
Đặc biệt vi sinh Microbe-Lift IND kích hoạt nhanh, thích nghi tốt cả 3 môi trường hiếu khí, kị khí và tùy nghi, không đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ dàng sử dụng, vận hành, bảo quản. Về liều lượng sử dụng men vi sinh sẽ tùy thuộc vào tính chất nước thải, quy mô của từng khách sạn để sử dụng trong từng giai đoạn.
Để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí, liên hệ Biogency theo Hotline 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh