Hệ thống xử lý nước thải quá tải là hiện tượng khi nước thải đi vào từng bể, xuất hiện các hiện tượng lạ làm khả năng xử lý chất ô nhiễm của mỗi bể bị giảm một phần hoặc nghiêm trọng hơn là mất hoàn toàn chức năng xử lý. Nhận biết hệ thống xử lý nước thải quá tải bằng cách nào? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Các nội dung chính
Hệ thống xử lý nước thải quá tải gây ra hậu quả gì?
Hệ thống xử lý nước thải là thành phần quan trọng không thể thiếu đối với các đơn vị hoạt động có phát sinh nước thải như các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung… (được quy định rõ trong Luật Bảo vệ môi trường – Điều 86: Thu gom, xử lý nước thải).
Hậu quả dễ thấy nhất và cũng nghiêm trọng nhất của một hệ thống xử lý nước thải quá tải là nước thải đầu ra không đạt chuẩn, và từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy khác như:
- Đối với môi trường: Làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận như sông, hồ, kênh, rạch…, là nguyên nhân của tình trạng phú dưỡng nguồn nước và gây chết nhiều động vật thủy sinh.
- Đối với doanh nghiệp: Phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến pháp lý và gây ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như uy tín doanh nghiệp.
Các dấu hiệu cho biết hệ thống xử lý nước thải bị quá tải và cách khắc phục
Hệ thống xử lý nước thải quá tải thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng. Dưới đây là các dấu hiệu cho biết hệ thống xử lý nước thải bị quá tải và cách khắc phục được Biogency tổng hợp:
Xuất hiện những hiện tượng lạ tại các bể xử lý
Hệ thống xử lý nước thải quá tải là hiện tượng khi nước thải đi vào từng bể, xuất hiện các hiện tượng lạ đi kèm với khả năng xử lý chất ô nhiễm của mỗi bể bị giảm một phần hoặc nghiêm trọng hơn là mất hoàn toàn chức năng xử lý.
Ví dụ, ở bể hiếu khí:
- Xuất hiện bọt trắng nổi: Dấu hiệu cho biết sinh khối trong bể không đủ để xử lý chất ô nhiễm – xem cách xử lý bể hiếu khi nổi bọt trắng
- Bùn trương nở khó lắng: Bể đang bị thiếu dinh dưỡng, DO thấp, pH dao động bất thường…- Xem cách xử lý bùn trương nở khó lắng
- Bùn đen: Bể bị thiếu khí hoặc mức độ ô nhiễm trong bể bị tăng lên đột ngột. – Xem cách xử lý bùn hiếu khí màu đen
Ví dụ, ở bể thiếu khí (Anoxic):
- Bùn nổi trên bề mặt bể thành từng mảng: Dấu hiệu cho biết máy khuấy trộn đang hoạt động không đều nên khí N2 không thoát ra hoàn toàn, hoặc cũng có thể do bể đang thiếu vi sinh vật làm giảm khả năng/tốc độ phản ứng để xử lý chất ô nhiễm.
Tham khảo: Khắc phục các sự cố tại bể thiếu khí
Ví dụ, ở bể lắng:
- Bùn nổi trên mặt bể lắng: Dấu hiệu cho biết phản ứng trong bể xảy ra không đạt do bông bùn quá nhỏ.
Tham khảo: Các sự cố thường xảy ra tai bể lắng
Ví dụ, ở bể khử trùng:
- Nước thải bị đục: Nguyên nhân là do ở các bước xử lý trước đó (bể hiếu khí, thiếu khí, lắng) không đạt nên khi nước thải đến bể khử trùng còn chứa bùn và chất ô nhiễm làm nước bị đục.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại các thông số ở bể hiếu khí, thiếu khí như MLSS, tỷ lệ F/M, SV30, nhiệt độ, pH, độ kiềm, DO… và tiến hành điều chỉnh khi xảy ra bất thường.
- Nếu các hiện tượng lạ xảy ra ở bể Anoxic, cần tạm ngưng quá trình bơm nước vào bể, tắt sục khí, tắt máy khuấy, chờ bể lắng hoàn toàn rồi khuấy đều trong 1 giờ, sau đó bơm nước vào và tiếp tục quá trình xử lý.
Mùi hôi nồng xuất hiện dai dẳng trong hệ thống
Nguyên nhân của vấn đề này là do: Trong bể bị quá tải, không được cung cấp đủ không khí dẫn đến tình trạng phân hủy kỵ khí xảy ra làm phát sinh các khí như H2S gây mùi hôi thối. Hoặc cũng có thể là do máy thổi khí hoạt động yếu, khí cung cấp không đủ làm vi sinh vật bị chết, tích tụ và gây ra hiện tượng bùn lắng kèm mùi hôi.
Cách khắc phục: Đo lại nồng độ oxy (DO) có trong bể (ví dụ đối với bể hiếu khí, DO yêu cầu ≥ 2 mg/l), trong trường hợp oxy trong bể không đạt, cần kiểm tra lại máy thổi khí, đĩa thổi khí và sửa chữa nếu bị hoạt động yếu hay hư hỏng.
Tham khảo: Cách kiểm soát mùi hôi trong nhà máy xử lý nước thải
Thiết bị, máy móc nhanh xuống cấp/hư hỏng
Khi hệ thống xử lý nước thải quá tải, các thiết bị/máy móc buộc phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài, do đó sẽ làm chúng nhanh xuống cấp hoặc hư hỏng so với bình thường.
Cách khắc phục: Trang bị thêm thiết bị/máy móc để sử dụng luân phiên trong hệ thống xử lý nước thải nhằm tạo thời gian nghỉ cho thiết bị, giúp thiết bị hoạt động hiệu quả và bền hơn.
Phòng ngừa hệ thống xử lý nước thải quá tải bằng cách nào?
Để phòng tránh hệ thống xử lý nước thải quá tải trong quá trình hoạt động, điều đầu tiên cần quan tâm đến là công suất thiết kế của hệ thống phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh. Trong trường hợp đơn vị mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng cần phải mở rộng, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải cho phù hợp với công suất nước thải phát sinh mới.
Ngoài ra, bổ sung vào các bể xử lý sinh học các chủng vi sinh có hoạt tính mạnh, khả năng chịu tải, chịu mặn cao cũng là một cách hiệu quả giúp chất ô nhiễm được xử lý nhanh chóng và giảm thiểu tình trạng hệ thống xử lý nước thải quá tải. Men vi sinh Microbe-Lift IND thường được lựa chọn để sử dụng trong những trường hợp này, vì:
- Có khả năng chịu tải lượng đầu vào tăng cao, giảm hiện tượng vi sinh chết đột ngột.
- Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải khi bị sự cố.
- Có thể hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40 ‰ (~ 4%).
- Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải trong quá trình xử lý.
- Sử dụng được cho nhiều loại hình nước thải như: cao su, chăn nuôi, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, nước giải khát, chế biến thủy sản, tinh bột mì…; nước thải đô thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, chung cư…
Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp sinh học giúp xử lý nước thải hiệu quả khi tải lượng đầu vào tăng cao và giảm thiểu các vấn đề phát sinh khi hệ thống bị quá tải.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh