Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ khó tránh khỏi tình trạng tôm bị nhiễm bệnh, do tôm là loài nhạy cảm. Việc hiểu biết các loại bệnh phổ biến ở tôm sẽ giúp bà con phát hiện, phòng ngừa và xử lý kịp thời. Ở bài viết này, Biogency sẽ giới thiệu đến bà con các bệnh thường gặp và dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm.
Các nội dung chính
Bệnh Taura
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm: Tôm thẻ chân trắng khi bị nhiễm bệnh này thường có màu đỏ nhạt, rõ nhất là ở phần đuôi, vỏ bị mềm và ruột tôm rỗng. Hội chứng Taura gây chết tôm ở tỷ lệ cao và có tốc độ lây lan nhanh.
Nguyên nhân phát bệnh: Do chủng Taura Syndrome Virus (TSV) gây ra.
Biện pháp phòng trị: Nên chọn giống tôm đã qua kiểm tra PCR hoặc tôm SPF (Specific Pathogen Free). Những con tôm SPF được ra đời tại những cơ sở nuôi an toàn sinh học, đã được kiểm tra nhiều lần thông qua các quy tắc quan trắc và quy tắc phát triển số lượng nghiêm ngặt nên chúng đã sạch mầm bệnh trước khi được sản xuất ra bên ngoài. Còn PCR là quy trình chẩn đoán chính xác hầu hết các bệnh thường gặp ở tôm với kỹ thuật vô cùng hiện đại, tránh tình trạng chọn phải giống tôm sức khỏe kém khi bắt đầu nuôi.
Bệnh phân trắng (WFS/WFD)
Dấu hiệu nhận biết sớm tôm bị phân trắng: Tôm thẻ bị bệnh thường thải ra phân trắng, sợi phân tôm thỉnh thoảng còn có màu vàng nhạt. Khi quan sát tôm bà con sẽ thấy gan tụy tôm bị teo và mềm nhũn, ngoài ra khi tôm bệnh sẽ có triệu chứng mềm và lỏng lẻo vỏ. Một vài ngày sau khi tôm thẻ bị nhiễm bệnh phân trắng, tôm có dấu hiệu bơi lờ đờ và chết.
Nguyên nhân phát bệnh: Hiện nay vẫn chưa thể xác định được hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tôm bị nhiễm bệnh phân trắng chủ yếu là do các nhóm Vibrio. Ngoài ra cũng có một vài nghiên cứu cho rằng nguyên nhân phát sinh bệnh là do trùng hai tế bào (Gregarine) hoặc nhóm ký sinh trùng có tên Vermiform.
Biện pháp phòng trị: Bà con nên giảm mật độ nuôi tôm vào những mùa có nắng nóng. Điều này sẽ làm giảm hàm lượng vật chất hữu cơ ở đáy ao đồng thời hạn chế sự phát triển của chủng vi khuẩn Vibrio spp. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi tôm có thể sử dụng men vi sinh Microbe-Lift DFM chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis để phòng ngừa bệnh hiệu quả và tăng sức đề kháng cho tôm.
Tác dụng của men vi sinh này không chỉ phòng ngừa bệnh đường ruột ở tôm mà còn giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột, giúp ruột tôm to và đẹp, không bị đứt quãng.
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND)
Nguyên nhân phát bệnh tôm bị gan tụy cấp tính: Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus có độc tính cao xâm nhập vào cơ thể tôm.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm: Khi quan sát sẽ thấy gan tụy của tôm bị teo, có màu trắng nhợt nhạt. Ruột tôm bị rỗng hoặc đứt quãng, vỏ mềm và tỷ lệ chết cao.
Biện pháp phòng trị: Lựa chọn giống tôm tốt và khỏe mạnh. Bà con nên kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ao nuôi, trên tôm giống để đảm bảo mật độ vi khuẩn này luôn ở mức an toàn. Ngoài ra còn có thể nuôi ghép với cá rô phi hoặc các loài cá khác, tạo nên quần thể vi sinh (tảo và vi khuẩn) có lợi trong ao nhằm áp chế và triệt tiêu nhóm vi khuẩn Vibrio gây bệnh (các quần thể vi sinh này sẽ cạnh tranh về dinh dưỡng, môi trường sống,…với vi khuẩn gây bệnh). Một biện pháp khác vô cùng hiệu quả là sử dụng sản phẩm Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C, tác dụng của sản phẩm này là phòng ngừa, giảm hình thành các khí H2S, ammonia, các khí khác độc hại trong nước, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để tôm tăng sức đề kháng. tránh được bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô
Nguyên nhân phát bệnh tôm bị hoại tử cơ: Do các chủng virus Infectious Hypodermal and hematopoietic Necrosis Virus (IHHNV) gây ra.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm: Biểu hiện của tôm khi nhiễm bệnh này đó là chủy bị cong hoặc dị hình. Mức độ tăng trưởng của tôm giảm từ 10 – 30% và bị còi cọc. Bệnh này làm giảm sản lượng và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi khi tôm phát triển không đồng đều và bị dị hình.
Biện pháp phòng trị: Biện pháp hiệu quả nhất vẫn là chọn giống tôm bố mẹ khỏe mạnh, sạch bệnh. Tại các trại sản xuất giống tôm hiện nay người ta còn áp dụng phương pháp tiệt trùng trứng và ấu trùng để phòng bệnh.
Bệnh đầu vàng (YHV)
Nguyên nhân phát bệnh tôm đầu vàng: Tôm nhiễm bệnh do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng (Yellow Head Virus – YHV) và Virus gây hội chứng liên quan đến mang (Gill-Associated Virus – GAV) gây ra.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm: Mang của tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh này thường có màu vàng hoặc nâu. Ngoài ra ở phần đầu ngực cũng có màu vàng nhợt nhạt. Hiện tượng này xảy ra là do tuyến tiêu hóa của tôm bị sưng.
Biện pháp phòng trị: Chọn lọc ra giống tôm sạch bệnh trước khi bắt đầu nuôi. Ngoài ra bà con cũng cần chú ý đến chất lượng nước ao và môi trường xung quanh ao, làm sạch ao sử dụng men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C. Loại vi sinh này có tác dụng cải thiện chất lượng nước ao, phân hủy thức ăn thừa cũng như ức chế các vi sinh vật gây bệnh trong nước vô cùng hiệu quả. Tháng đầu tiên bà con sử dụng men vi sinh từ 1 – 2 lần/tuần, từ tháng thứ 3 trở đi tăng dần mật độ lên từ 3 – 4 lần/tuần để đạt hiệu quả phòng trị bệnh đầu vàng hiệu quả nhất.
Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn NHPB hay bệnh đốm đen
Nguyên nhân phát bệnh: Tôm bị nhiễm bệnh là do vi khuẩn NHPB (Necrotizing Hepatopancreatitis Bacterium) gây ra. Loại bệnh do vi khuẩn gây ra này khác hoàn toàn với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính EMS AHPNS.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm: Trên thân tôm nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các đốm đen nhỏ hoặc lớn. Màu của đốm là màu đen hoặc màu tối, đuôi tôm bị mỏng đi. Ngoài ra còn có thể bị tổn thương ở các phụ bộ như mòn đuôi, cụt râu…
Biện pháp phòng trị: Tương tự như các cách phòng trị bệnh ở tôm khác, bà con dùng kết hợp men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM và men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C vừa tăng sức đề kháng cho tôm vừa làm sạch nước ao nuôi và ức chế mầm bệnh đốm đen nguy hiểm . Ngoài ra bà con có thể áp dụng phương pháp khuẩn kỵ khi cải tạo ao và đánh giá mật số vi khuẩn gây bệnh bằng biện pháp đơn giản nhất: Dùng đĩa thạch TCBS agar (MP – BIOTEST). Khi kiểm tra chất lượng tôm giống bà con dùng kỹ thuật PCR.
Bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ
Nguyên nhân phát bệnh: Theo nhiều nghiên cứu gần đây, nguyên nhân gây bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng là do bị nhiễm vi bào tử trùng (Microsporidian), hoặc virus (IMNV, PvNV), ngoài ra còn có trường hợp nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm: Phần cơ của tôm thẻ ở các đốt hay cơ đuôi cùng toàn thân có màu trắng hay đục, có dấu hiệu bị hoại tử. Ngoài ra còn có các biểu hiện:
- Tôm bị đục cơ và cong thân: Tôm thẻ chân trắng bị bệnh trong quá trình nhấc nhá (sàn, có) hay chài kiểm tra tôm vào lúc nhiệt độ cao sẽ nhảy lên và búng mạnh gây ra tình trạng cong thân. Sau khi chúng được thả trở lại ao nuôi, những con tôm cong thân đều sẽ tử vong vì không có khả năng tự duỗi thẳng.
- Tôm bị đục cơ do hàm lượng oxy thấp: Lượng oxy trong nước ao nuôi sẽ rất thấp nếu bà còn không lấp đầy đủ các dàn quạt nước cho ao. Lúc này hầu hết tôm sẽ có dấu hiệu trở nên trắng đục phần mô cơ.
Biện pháp phòng trị: Hiện nay vẫn chưa có biện pháp xử lý bệnh. Cách tốt nhất đó là sử dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như chọn giống tôm bố mẹ khỏe, loại bỏ các giống tôm bệnh khỏi ao nuôi và thường xuyên cải tạo ao.
Bệnh đốm trắng ở tôm (WSSV)
Nguyên nhân phát bệnh tôm bị đốm trắng: Thông thường có 3 trường hợp gây nên bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng và đều có dấu hiệu giống nhau, nguyên nhân có thể là do:
- Virus White Spot Syndrome Virus (WSSV) gây ra.
- Vi khuẩn Bacterial White Spot Syndrome – BWSS gây ra.
- Môi trường có nồng độ Ca2+ và Mg2+ cao. Khi hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ trên vỏ tôm sẽ xuất hiện những đốm trắng.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm:
- Với nguyên nhân gây bệnh do virus: Xuất hiện đốm trắng số lượng lớn với kích thước từ 0,5 – 2,0 mm nằm bên trong vỏ. Dấu hiệu tôm bệnh đó là tôm hoạt động kém nhưng lại ăn nhiều đột ngột, sau đó tôm bắt đầu xuất hiện tình trạng bỏ ăn, lờ đờ.
- Vớ nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn: Khi vừa nhiễm bệnh tôm vẫn hoạt động, ăn mồi và lột vỏ. Các đốm trắng đôi khi sẽ mất đi sau khi tôm lột. Lúc tôm đã nhiễm bệnh nặng, quá trình tôm lột vỏ sẽ chậm lại, tôm chậm lớn và chết rải rác hoặc chết hàng loạt. Các đốm trắng hình tròn, nhỏ, mờ đục sẽ được nhìn thấy trên vỏ và khắp cơ thể tôm khi bà con quan sát bằng mắt.
- Với nguyên nhân gây bệnh do môi trường: Dấu hiệu nhiễm bệnh là đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng sẽ xuất hiện. Tôm tuy vẫn khoẻ mạnh nhưng sẽ sinh trưởng hơi chậm.
Biện pháp phòng trị:
- Xét nghiệm tôm thật kỹ khi bắt đầu chọn giống tôm bố mẹ.
- Không nên nuôi tôm vào mùa lạnh.
- Lắng lọc nguồn nước trước khi thả tôm vào. Đặc biệt bà con cần làm sạch nước ao nuôi bằng vi sinh Microbe-Lift AQUA C. Ưu điểm của sản phẩm này là giảm thải chất hữu cơ có hại trong nước và ngăn chặn sự hình thành các lớp bùn đáy. Nhờ đó bà con sẽ giảm được đáng kể tần suất nạo vét đáy ao mất nhiều thời gian và chi phí. Ngoài ra, nhờ nước ao được làm sạch bằng vi sinh Microbe-Lift AQUA C mà các chủng virus, vi khuẩn và nồng độ Ca2+ và Mg2+ cao gây bệnh đốm trắng được ức chế và giảm thiểu đến mức tối đa, tôm sẽ ít bị nhiễm bệnh và phát triển nhanh chóng hơn.
Tham khảo: Tăng sức đề kháng cho tôm thẻ chân trắng
Những thông tin trên hy vọng đã giúp bà con nắm rõ các dấu nhận biết sớm bệnh trên tôm thẻ chân trắng để phòng ngừa kịp thời và có phương pháp nuôi hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 nếu bà con gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh