tom bi gan vang 1

Tôm bị vàng gan nguyên nhân và cách phòng bệnh

Tôm bị vàng gan là một trong những triệu chứng nguy hiểm mà người nuôi tôm rất sợ hãi khi gặp phải tại ao nuôi của mình. Vậy do đâu mà tôm bị vàng gan, liệu nó có đáng sợ như bà con nghĩ?

Nguyên nhân và dấu hiệu tôm bị vàng gan

tôm bị vàng gan

Tôm bị vàng gan do ảnh hưởng bởi bệnh đầu vàng (thường xuất hiện ở tôm sú)

+ Bệnh đầu vàng khiến bộ phận mang và gan tôm có đều xuất hiện màu vàng thậm chí còn có thể lan tới phần ngực khi bị quá nặng. Bệnh đầu vàng xuất hiện do ảnh hưởng của chủng virus hình que ( có kích thước 44±6×173±13nm) có cấu trúc ARN gần giống với họ Rhabdoviridae và nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. Bệnh xuất hiện có thể là do quá trình chọn lọc con giống không kỹ càng dẫn đến nguồn lây bệnh.( Để xác định bệnh thông thường sẽ áp dụng phương pháp PCR hay mô phỏng xét nghiệm để có thể xác định bệnh)

+ Khi tôm mắc bệnh đầu vàng, tỷ lệ tôm chết là rất lớn có thể lên đến 100%, gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế người nuôi. Khi tôm đã đến giai đoạn bệnh phát triển mạnh, tôm sẽ phát triển rất nhanh, tiêu thụ thức ăn nhiều hơn bình thường và một thời gian sau sẽ đột ngột ngừng ăn. Sau khoảng 2-3 ngày chết và dạt bờ. 

Quá trình kiểm tra mô bệnh học, trong tế bào sẽ có hiện tượng hoại tử các cơ quan, các thể vùi trong tế bào chất, phần nhân bị thoái hóa nặng, và các tế bào như bạch huyết, gan tụy, mang … bị phân mảnh rời rạc.

+ Thông thường bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn tôm được 50 đến 70 ngày tuổi, nhất là ở những ao nuôi thâm canh. 

Tham khảo: Các bệnh trên tôm mùa nóng

Ảnh hưởng của môi trường nuôi

Môi trường nuôi không được kiểm soát hiệu quả cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vàng gan ở tôm, cụ thể như: 

+ Độ pH trong ao nuôi bị giảm quá thấp gây vàng mang từ đó ảnh hưởng đến gan (Tham khảo cách tăng giảm kiềm trong ao nuôi)

+ Ao nuôi thiếu khoáng làm quá trình lột vỏ bị ảnh hưởng, từ đó làm cho vỏ tôm mới khó cứng gây ảnh hưởng đến các bộ phận nội tạng của tôm 

Cách phòng tránh tôm bị vàng gan

Virus gây bệnh đầu vàng có độc tính rất mạnh, chúng dễ dàng tồn tại trong môi trường bên ngoài trong vòng 72 giờ, cho dù dịch chứa virus được chiết tách hay pha loãng từ 1/12.000 lần thì chúng vẫn dễ dàng tồn tại và gây bệnh cho tôm (theo nghiên cứu của  Chainarong Wongteerasupaya – Thái Lan).

Bởi thế bệnh virus lây nhiễm đến gan tôm hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu nào để có thể ngăn chặn thiệt hại, do đó bà con chỉ có thể hạn chế thiệt hại bằng cách hạn chế sự lây lan thấp nhất có thể mà thôi. Sau đây là quy trình phòng tránh bà con có thể tham khảo: 

– Lựa chọn đàn giống chất lượng cao, khỏe mạnh, sạch bệnh. Đừng bao giờ chọn mua ấu trùng tôm từ những nhà cung cấp không đáng tin cậy. (có thể kiểm tra bằng máy Pockit PCR để dễ dàng phát hiện mầm bệnh) (Tham khảo cách chọn tôm giống)

– Chuẩn bị ao: diệt giáp xác mang bệnh, rào lưới,… trong ao, nạo vét đáy ao và bón vôi, phơi ao 5 – 7 ngày rồi mới cấp nước vào ao. 

– Khi cấp nước vào ao nuôi cần sử dụng màng lọc để ngăn chặn ấu trùng, trứng của các vật chủ trung gian mang theo mầm bệnh. Đồng thời tăng cường sục khí để cung cấp đủ oxy hòa tan cho tôm trong suốt quá trình nuôi.

– Trong vụ nuôi cần bổ sung chế phẩm sinh học để xử lý nước ao nuôi tôm để kiểm soát mầm bệnh hiệu quả.

– Thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm, nếu phát hiện dấu hiệu bệnh thì tốt nhất nên thu hoạch ngay. Còn nếu phát hiện bệnh khi tôm quá nhỏ thì nước ao nuôi cần được xử lý trước khi loại bỏ.

– Ngoài ra, tránh vận chuyển tôm từ vùng bệnh đến nơi chưa phát hiện bệnh để hạn chế dịch bệnh lây lan. Cách tốt nhất để loại bỏ tôm bệnh ra khỏi ao là tiêu hủy, nước từ ao nuôi tôm bệnh không được thải ra ngoài môi trường và phải được xử lý bằng vôi sống hoặc clorua trước khi xả thải.

Xem thêm: Cách điều trị và phòng ngừa tôm bị phân trắng

Cách điều trị tôm bị vàng gan do ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường

tôm bị vàng gan

Khi gan tôm xuất hiện vàng gan, đồng thời mang vàng và bơi lờ đờ do ảnh hưởng của môi trường nước thì bà con cần thực hiện các biện pháp xử lý như sau:

– Xử lý nước ao nuôi tôm bằng cách thay từ 20 – 30% lượng nước trong ao.

– Đồng thời giảm lượng thức ăn của tôm để tránh ô nhiễm môi trường nước.

– Vào buổi sáng nếu đo độ pH của nước là 6 thì tiến hành sử dụng vôi hòa tan (32 kg vôi tôi/100 mét khối nước) để tăng giá trị pH và giảm độ phèn trong ao.

– Kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA SA để khử khí để ngăn ngừa và khử khí độc gây hại trong ao.

– Đối với tôm nuôi, bà con có thể bổ sung thêm khoáng và vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa những tác động đến tôm trong giai đoạn tôm bị thiếu oxy.

– Gan tôm bị vàng do môi trường bị ô nhiễm sẽ không làm tôm bị chết nhưng nếu để tình trạng này quá lâu không xử lý sẽ khiến tôm giảm ăn, chậm lớn, còi cọc, thậm chí là chết. Vì vậy, bà con nên thực hiện ngay các biện pháp nêu trên để xử lý kịp thời tình trạng này, nếu không muốn những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Tham khảo: Chức năng gan tôm, màu gan tôm đẹp

Biogency khuyên bạn nên nuôi tôm kết hợp với công nghệ sinh học, bằng cách sử dụng men vi sinh trong suốt quá trình nuôi. Điều này sẽ giúp bà con phòng trị bệnh trên tôm tốt nhất, hỗ trợ quá trình nuôi tôm được sinh trưởng và phát triển toàn diện.

Xem thêm: Cách điều trị tôm bị cong thân đục cơ

______________________

Sau khi đọc xong bài viết, chắc hẳn bà con cũng đã thấy rõ được sự nguy hiểm tiềm tàng của của hiện tượng tôm bị vàng gan nuôi rồi đúng không? Nếu chúng ta không xác định cụ thể nguồn và nguyên nhân gây bệnh, chắc chắn điều đáng tiếc sẽ xảy ra cho ao nuôi của bạn. Mong rằng với những chia sẻ trên, chúng tôi có thể giúp bà con được phần nào việc phòng và điều trị tình trạng này tại ao nuôi của mình. Ngoài ra, để được tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng men vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0909 538 514 để được giải đáp trực tiếp.

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký