Xử lý nước thải sản xuất Yến Sào

Đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải sản xuất yến sào

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất yến sào với công nghệ và thành phần khác nhau. Tuy nhiên ngành sản xuất yến sào vẫn còn khá mới và chưa có nhiều nghiên cứu về đặc trưng cũng như phương pháp xử lý nước thải sản xuất yến sào. Bài viết dưới đây của Biogency sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Đặc trưng nước thải sản xuất yến sào

Trước khi tìm hiểu đặc trưng của nước thải sản xuất yến sào, cần lưu ý quá trình sản xuất yến không sử dụng hóa chất bao gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Ngâm yến thô trong nước lạnh (trung bình khoảng 28 độ) khoảng thời gian 2 tiếng để yến nở và hút nước đến bão hòa.
  • Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn làm sạch. Ta dùng nhíp kẹp lấy sạch lông chim yến và tạp chất khỏi ổ, tiếp đến là tách sợi bỏ vào rây giũ nhiều lần cho lông được tách sạch sẽ.
  • Giai đoạn 3: Xếp các sợi yến vào khuôn để có hình dạng như ban đầu sau đó đem đi sấy khô.
  • Giai đoạn 4: Kiểm tra chất lượng thành phẩm và đóng gói.
Xử lý nước thải yến sào
Hình 1: Quá trình sản xuất yến sào có thể phát sinh nước thải gây hại

Từ 4 giai đoạn trên, có thể khái quát đặc trưng của nước thải sản xuất yến sào như sau:

  • Chứa hàm lượng rác thải cao vì mang nhiều tạp chất và lông yến, các chất này phát sinh trong giai đoạn 1, khi ngâm yến thô vì giai đoạn này yến chưa được làm sạch 
  • Hàm lượng chất dinh dưỡng cao vì ở giai đoạn 1 sẽ có một số chất dinh dưỡng bị hòa lẫn trong nước. Ngoài ra ở giai đoạn 4 khi kiểm tra chất lượng thành phẩm và đóng gói yến sào sẽ được bổ sung các chất để đóng gói và bảo quản an toàn. 
  • Hàm lượng lớn vi sinh vật và vi khuẩn phát sinh ở giai đoạn 2 và 3 vì sử dụng các chất ngâm rửa và làm sạch, làm khô yến.

Tại sao phải xử lý nước thải sản xuất yến sào?

Yến sào tuy là loại thực phẩm đã có từ rất lâu nhưng chỉ thật sự phát triển và sản xuất quy mô lớn trong những năm gần đây. Vì thế mà chưa có nhiều đơn vị áp dụng quy trình xử lý nước thải sản xuất yến sào đảm bảo theo QCVN 40:2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp), dẫn tới ô nhiễm nghiêm trọng. 

  • Đối với không khí: Trong nước thải sản xuất yến sào chứa cellulose, chất này trong điều kiện giàu oxy sẽ xảy ra phân hủy tạo thành CO2. Khí này khi phát sinh nhiều trong không khí sẽ gây hiệu ứng nhà kính làm cho môi trường xung quanh bị nóng lên hoặc biến đổi khí hậu.
  • Đối với sức khỏe con người: Nước thải sản xuất yến sào trong điều kiện thiếu oxy sẽ gây phản ứng lên men yếm khí tạo thành H2S rất độc hại và có mùi hôi thối rất khó chịu. Tác hại của khí H2S đối với con người là gây viêm màng kết, mắc các bệnh về phổi vì hệ thống hô hấp bị kích thích mạnh do thiếu oxy. Ngoài ra khí H2S ở nồng độ cao có thể gây tê liệt hệ hô hấp và làm con người bị chết ngạt. 
  • Đối với môi trường nước: Các chỉ tiêu ô nhiễm BOD và COD trong nước thải sản xuất yến sào cũng vượt ngưỡng cho phép hàng trăm lần. Nếu nước thải chứa các chỉ tiêu vượt ngưỡng này được thải ra thấm vào môi trường nước sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, các nhu cầu của sinh vật trong nước không được đáp ứng sẽ làm chết hàng loạt vi sinh và thủy sản, gây mất cân bằng sinh thái.

Nước thải sản xuất yến sào phải đáp ứng theo tiêu chuẩn của nước thải công nghiệp, cụ thể được quy định trong bảng sau:

Screenshot 2023 02 14 093045

Có thể thấy việc xử lý nước thải sản xuất yến sào đạt chuẩn là vô cùng cần thiết, được coi là một lợi thế cũng như bước tiến trong ngành của các công ty sản xuất nhằm đảm bảo cho môi trường bên ngoài và sức khỏe con người được an toàn và bền vững.

Xử lý nước thải sản xuất yến sào bằng phương pháp lắng 

Quy trình xử lý nước thải sản xuất yến sào bao gồm:

so do xu ly nuoc thai san xuat yen sao
Hình 3: Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất yến sào

Thuyết minh quy trình xử lý:

  • Nước thải sản xuất từ hệ thống thu gom dẫn vào hố thu, các hố này thường có kích thước khá sâu. Trong quá trình dẫn về hố thu, nước thải sẽ đi qua song chắn rác và được giữ lại loại rác có kích thước lớn như lông hoặc tạp chất. 
  • Nước thải từ hố thu sẽ tự chảy từ bể lắng cát với thời gian lưu lại tùy thuộc vào quá trình thiết kế nhằm lắng cặn lơ lửng và cát trong quá trình tẩy rửa yến sào. Sau đó nước tiếp tục được dẫn qua bể điều hòa, góp phần điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải được ổn định và nâng cao hiệu quả của những công trình xử lý ở phía sau. Tại bể điều hòa, nên lắp đặt máy thổi khí để xáo trộn nước thải làm giảm việc phát sinh mùi và lắng cặn.
  • Ở bể Aerotank xử lý sinh học và vi sinh vật hiếu khí, các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được phân hủy bằng Vi sinh Microbe-Lift IND. Vi sinh này giúp tăng cường hiệu suất phân hủy sinh học một cách toàn diện trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào cũng như giảm BOD, COD, SS trong nước thải đầu ra của hệ thống. Máy thổi khí đặt trong bể hoạt động 24/24 để cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật. Sau đó bùn được tuần hoàn định kỳ từ bể lắng tới bể Aerotank mục đích duy trì vi sinh vật có trong bể.
  • Bể lắng có chức năng lắng bùn sinh học, sau đó bùn trong ở trong bể lắng được bơm vào bể nén bùn.
  • Tại bể khử trùng, nước javel  được bơm vào bằng bơm định lượng để tiêu diệt vi khuẩn và vi sinh có trong nước thải, đảm bảo yêu cầu khi xả thải.
  • Bùn dư từ bể sinh học và các chất bùn rắn trong quá trình lọc rác sẽ được dẫn về bể chứa bùn. Bùn trong bể sẽ được ổn định và đem đi xử lý sau quá trình ổn định bùn kỵ khí trong một khoảng thời gian.
  • Hiệu quả của phương pháp xử lý:
  • Bảo đảm chất lượng nước thải sản xuất đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
  • Nước thải sau khi xử lý có thể dùng để tưới cây hoặc tưới đường.
  • Thế tích bùn thải trong hệ thống được xử lý, có thể dùng làm phân vi sinh để bón cho cây.

Tham khảo: Xử lý nước thải sản xuất kẹo dừa

Sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND xử lý nước thải  BOD, COD, TSS trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào

Khi tiến hành xử lý nước thải sản xuất yến sào, ở bể Aerotank bạn nên sử dụng vi sinh  Microbe-Lift IND xử lý nước thải BOD, COD, TSS để phân huỷ các chất hữu cơ có hại. Microbe-Lift IND chứa các quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng và hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.

Cách sử dụng vi sinh:

  • Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:
  • Ngày 1 và 2 sử dụng vi sinh với liều lượng từ 40 – 80 ml/m3.
  • Ngày 3 đến 7 sử dụng vi sinh với liều lượng  từ 10 – 20 ml/m3.
  • Ngày 8 đến 30 sử dụng vi sinh với liều lượng từ 2 – 5 ml/m3.
  •  Sử dụng liều lượng từ 1 – 5 ml/m3 để duy trì sự ổn định và tăng hiệu suất sử dụng của toàn hệ thống.

Ưu điểm của vi  sinh Microbe-Lift IND:

  • Giảm BOD, COD, TSS.
  • Giảm hiện tượng vi sinh chết do tăng cao tải lượng đầu vào.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi gặp sự cố.
  • Tăng cường quá trình khử Nitrat từ chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp góp phần giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat.
  • Đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.
  • Giảm mùi hôi và lượng bùn thải.

Sử dụng vi sinh giảm bùn Microbe-Lift SA trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào

Vi sinh xử lý bùn Microbe-Lift SA được sử dụng trong giai đoạn ổn định bùn kỵ khí tại bể chứa bùn. Sản phẩm hoạt động như một chất gia tốc, đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học những hợp chất khó phân hủy và giảm thể tích bùn trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào.

Cách sử dụng Microbe-Lift SA rất đơn giản:

  • Tháng đầu tiên cho chất lỏng vi sinh vào bể chứa bùn:
  • Ngày 1 và 2 sử dụng men vi sinh từ 40 đến 80 ml/m3.
  • Ngày 3 đến 7 sử dụng men vi sinh từ 10 – 20 ml/m3.
  • Ngày 8 đến 30 sử dụng men vi sinh từ 2 – 5 ml/m3.
  •  Để duy trì sự ổn định và hiệu suất xử lý bùn toàn hệ thống: Sử dụng liều lượng vi sinh từ 1 – 5 ml/m3.

Nước thải sản xuất yến sào ở bước cuối cùng sẽ được đưa qua bể khử trùng nhằm loại bỏ những vi khuẩn có hại trước khi thải ra ngoài môi trường.

su dung vi sinh microbe lift sa trong he thong xu ly nuoc thai san xuat yen sao de giam the tich bun va day nhanh qua trinh oxy hoa sinh hoc nhung hop chat kho phan huy
Hình 3: Sử dụng vi sinh Microbe-Lift SA trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào để giảm thể tích bùn và đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học những hợp chất khó phân hủy

Ưu điểm của vi sinh Microbe-Lift SA:

  • Các chất béo, dầu, mỡ ở dạng rắn trong đường ống được hóa lỏng, hạn chế làm nghẽn các đường ống và bơm…
  • Làm phân hủy nhanh các chất béo, dầu và mỡ (FOG).
  • Kiểm soát và giảm mùi trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào.
  • Tăng tốc độ phân hủy của lớp bùn đáy trong hệ thống.
  • Tăng khả năng lắng trong hệ thống phân hủy chất hữu cơ.
  • Giảm tối đa mùi hôi trong quá trình tu sửa và nạo vét hệ thống xử lý nước thải sản xuất yến sào.

Tham khảo: Xử lý nước thải sản xuất kem

Thông qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ những đặc trưng quan trọng và phương pháp xử lý nước thải sản xuất yến sào hợp lý và hiệu quả. Đặc biệt hệ thống sẽ vận hành tốt hơn nếu kết hợp sử dụng 2 sản phẩm vi sinh là Microbe-Lift IND Microbe-Lift SA do Biogency phân phối độc quyền. Liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ đặt mua sản phẩm cho hệ thống xử lý nước thải của bạn!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký