Hiện nay, nhiều hộ dân khi nuôi tôm thẻ chân trắng còn áp dụng mô hình cũ. Bên cạnh đó, với cách nuôi truyền thống lại lạm dụng kháng sinh khiến tôm dễ bị nhiễm bệnh. Đây là các lý do khiến nghề nuôi tôm khó phát triển bền vững. Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Cùng Biogency tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!
Các nội dung chính
Thay đổi công nghệ nuôi để nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững
Giải pháp để bà con nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả, ít bệnh và mang lại giá trị kinh tế có thể kể đến là thay đổi công nghệ nuôi. Cụ thể như sau:
– Nuôi ao bạt để tránh bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố môi trường đất, đặc biệt là pH. Phương pháp nuôi tôm trong ao lót bạt mang lại những lợi ích thiết thực như sau:
- Người nuôi có thể tái sử dụng các ao, hồ nuôi đã nhiễm phèn hoặc nhiễm bẩn. Bằng cách xử lý này sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí và thời gian hiệu quả.
- Đặc biệt, khi nuôi trong ao bạt sẽ làm hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường đất và độ pH đến tôm nuôi.
- Dễ gom chất thải: Các cặn bẩn, rác thải chăn nuôi sẽ được gom ở giữa ao để lấy ra ngoài, giúp giảm nguy cơ bùng phát vi khuẩn có hại cũng như khí độc.
- Chất lượng nước được duy trì ổn định, không bị ảnh hưởng bởi môi trường như nước nhiễm độc bởi chất trong đất, nhiễm phèn từ nền và bờ ao. Với mô hình ao lót bạt sẽ cách ly hoàn toàn nước trong ao với bên ngoài, ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn và sinh vật có hại tới tôm.
- Các yếu tố môi trường như độ pH, độ kiềm, oxy, độ mặn sẽ được kiểm soát tốt. Bạt nuôi dễ dàng vệ sinh, diệt khuẩn cho tôm môi trường sống phù hợp.
– Nuôi tôm theo mô hình tuần hoàn để sử dụng lại nước. Với mỗi mô hình hay công nghệ nuôi tôm sẽ có cách vận hành khác nhau. Đối với hệ thống nuôi tuần hoàn sẽ hoạt động trong một hệ thống kín, không phải thay nước. Điều này làm giảm ảnh hưởng của nước ô nhiễm ngoài tự nhiên tác động đến tôm nuôi.
Có 2 mô hình phổ biến đó là nuôi tôm tuần hoàn RAS và nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Với các cách nuôi này sẽ mang đến những ưu điểm nổi bật so với kiểu nuôi truyền thống. Cụ thể như sau:
- Việc sử dụng lại nước giúp tiết kiệm nước, diện tích ao nuôi.
- Môi trường nước được kiểm soát ổn định và ít bị nhiễm bệnh từ bên ngoài.
- Giảm các chi phí vận hành như thay nước, xử lý nguồn nước,….
- Tôm nuôi được đảm bảo vì không sử dụng hóa chất, chỉ dùng chế phẩm sinh học nên rất an toàn và thân thiện với môi trường.
Sử dụng men vi sinh thay vì kháng sinh để tôm có giá bán cao hơn, giúp tăng lợi nhuận
Hiện nay, nhiều cơ sở nuôi tôm đang dần chuyển sang cách nuôi theo kiểu áp dụng công nghệ sinh học vào ao nuôi. Người dân sẽ dùng men vi sinh thay cho kháng sinh để giúp đảm bảo chất lượng tôn đồng thời nâng cao giá bán tôm, tăng lợi nhuận. Sự thay đổi này xuất phát từ những yếu tố sau:
Những rủi ro khi nuôi tôm thẻ chân trắng do lạm dụng kháng sinh
Nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thường sử dụng quá nhiều kháng sinh để điều trị các bệnh trên con tôm. Điều này dẫn đến việc bị tồn dư quá nhiều kháng sinh trong tôm nuôi. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tôm bị kháng thuốc, dễ bị bệnh và không an toàn đối với sức khỏe con người. Cụ thể:
- Phần lớn các bệnh ở tôm thẻ chân trắng do nhiều yếu tố của môi trường cũng như vi khuẩn gây ra. Do đó, khi thấy tôm có dấu hiệu bệnh, bà con đã không có đủ cơ sở để biết nguyên nhân gây bệnh và chọn dùng kháng sinh để điều trị. Điều này vừa không hiệu quả và còn tốn nhiều chi phí.
- Do việc sử dụng không đúng ở cả liều lượng và loại kháng sinh gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh và dư lượng thuốc tích tụ trong thịt tôm. Điều này làm ảnh hưởng đến việc chữa bệnh.
- Một số người nuôi tôm còn sử dụng hàm lượng nhỏ kháng sinh để trộn trong thức ăn của tôm nuôi. Mục đích là kích thích sinh trưởng và phòng bệnh. Tuy nhiên quan điểm này là sai lầm khiến tôm khó hấp thụ thức ăn và chậm lớn.
Giải pháp để nghề nuôi tôm thẻ chân trắng được hiệu quả và bền vững
Việc lạm dụng kháng sinh trong khi nuôi tôm là một điều mang lại cho bà con khá nhiều rủi ro. Do đó, để nghề nuôi tôm được bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, người nuôi có thể tham khảo một số giải pháp sau:
- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh. Bà con hãy chủ động điều tiết các thông số của môi trường ao nuôi bằng cách kiểm soát lượng thức ăn hàng ngày, phân tôm, vỏ tôm, tảo trong ao nuôi, nguồn nước.
- Khi cần thiết hãy san, chuyển tôm qua các ao nuôi đã chuẩn bị theo các giai đoạn phù hợp. Bà con có thể bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu, men vi sinh, enzyme tiêu hoá hỗ trợ, kích thích tăng trưởng.
- Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con hãy làm kháng sinh đồ, cập nhật thêm kiến thức sử dụng kháng sinh.
- Người nuôi nên có biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ giai đoạn đầu kết hợp dùng men vi sinh để cải thiện môi trường ao tôm.
- Các sản phẩm men vi sinh đến từ thương hiệu Microbe-Lift mà bà con có thể tham khảo gồm:
+ Microbe-Lift AQUA C – làm sạch nước ao tôm.
+ Microbe-Lift AQUA N1 – xử lý khí độc ao.
+ Microbe-Lift AQUA SA – xử lý bùn đáy và nhớt bạt ao tôm.
+ Microbe-Lift DFM – men vi sinh đường ruột cho tôm nuôi.
Trên đây là những chia sẻ về những vấn đề tồn tại trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay. Hy vọng với những thông tin được đưa ra sẽ giúp bà con hiểu hơn về nghề nuôi tôm. Nếu bà con quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu thêm các sản phẩm sinh học chất lượng thì có thể liên hệ với Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn nhé!
>>> Xem thêm: Các yếu tố cần lưu ý khi nuôi tôm vụ thu đông để đạt hiệu quả cao
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh