xlb 2

Xử lý bùn thải tại các nhà máy chế biến thủy sản

Xử lý bùn thải tại các nhà máy chế biến thủy sản đang được quan tâm rất lớn. Do sự ảnh hưởng của lượng bùn thải này đến môi trường.

Bùn thải thủy sản là sản phẩm sau cùng trong qui trình xử lý nước thải ở nhà máy chế biến thủy sản. Đang là nguồn thải ra môi trường với số lượng ngày càng gia tăng. Chiếm 10% tổng lượng nước thải trong hệ thống xử lý chất thải của nhà máy chế biến thủy sản.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2015) năm 2012 cả nước có hơn 429 nhà máy chế biến thủy sản, nếu trung bình một nhà máy thải ra 2 tấn bùn/ngày thì lượng bùn thải ước tính cả nước là 858 tấn/ngày.

Theo các nghiên cứu. Bùn thải này có hàm lượng chất hữu cơ cao được phép quản lý, xả thải như nguồn chất thải thường. Tuy nhiên, nếu lượng thải ra ngày càng nhiều. Không có phương án sử dụng chất thải hợp lý và kịp thời. Về lâu dài sẽ gây hại đến môi trường đất, nước và sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm: Xử lý nito trong nước thải chế biến thủy sản

Cần phải có giải pháp xử lý bùn thải một cách hiệu quả.

XU LY BUN THAI
Hình 1. Bùn thải trong nhà máy chế biến thủy sản.

Nguồn chất thải này có thể sử dụng trực tiếp cho nhiều mục đích khác nhau. Như làm thức ăn cho gia cầm, phân hữu cơ, giá thể nhân mật số vi sinh vật có lợi. Và còn có thể làm chế phẩm sinh học phục vụ cho nông nghiệp.

Xử lý bùn thải bằng giải pháp ủ phân hữu cơ từ đang được khuyến khích. Giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường đang nổi cộm này.

Phân được ủ từ bùn thải của nhà máy chế biến thuỷ sản có độ pH đạt 6,49- 6,79. Độ dẫn điện EC từ 0,92 đến 1,28 mS/cm. Khối lượng ủ giảm 37-46,3%. Hàm lượng các bon hữu cơ khá cao (33,55-42,61% C).

Hàm lượng đạm tổng số, lân tổng số và K tổng số sau 49 ngày ủ đạt mức cao với các giá trị lần lượt là 2,06-3,13% N, 6,32-9,47% P2O5, 2,57-3,02% K2O. Tỉ lệ C/N sau ủ rất phù hợp với giá trị dao động 16,9-18,441. Mật số vi sinh vật Salmonella và E.coli đều không phát hiện (TC Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Kỳ 1 – Tháng 3/2017).

Thành phần vật liệu ủ phân bao gồm bùn hoạt tính, vật liệu hữu cơ như rơm… cùng với các hỗn hợp khác được phối trộn với những tỉ lệ vật liệu C/N từ 25/1, 30/1, 35/1. Để tạo thành phẩm phân ủ tốt.

Xem thêm: Khắc phục sự cố sốc tải trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

Trong quá trình ủ nên sử dụng kết hợp 2 sản phẩm Microbe-Lift IND   Microbe-Lift OCLà dòng sản phẩm chứa tổ hợp vi sinh dạng lỏng gấp 5 – 10 lần vi sinh thông thường. Tăng khả năng phân huỷ sinh học. Đồng thời kiểm soát mùi phát sinh trong quá trình ủ phân này.

XU LY BUN THAI
Hình 2. Sản phẩm Microbe-Lift IND và Microbe-Lift OC

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời