Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện khi đưa vào vận hành không đạt hiệu quả như mong đợi, chất lượng nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn xả thải là tình trạng của không ít đơn vị. Vậy làm thế nào để tăng hiệu suất cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện giúp nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải theo đúng quy định?
Các nội dung chính
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hoạt động không hiệu quả, nguyên nhân do đâu?
Chất lượng của một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ, phương pháp xử lý được lựa chọn có phù hợp với đặc tính nước thải, quy mô bệnh viện, lưu lượng nước xả thải…
Thành phần nước thải bệnh viện chứa nhiều hợp chất hữu cơ nên công nghệ áp dụng thường được lựa chọn là xử lý sinh học như công nghệ Aerotank truyền thống, công nghệ AAO, MBR, MBBR… Phương pháp xử lý sinh học được nhiều bệnh viện, cơ sở y tế áp dụng vì vừa đảm bảo hiệu quả ổn định lại tối ưu được chi phí đầu tư, thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, nước thải bệnh viện là một trong những loại nước thải khó xử lý vì chứa nhiều hóa chất, kháng sinh…Do đó nếu vi sinh không “khỏe” khi áp dụng công nghệ sinh học dễ xảy ra tình trạng hệ vi sinh trong bể nước thải bị ức chế, giảm hiệu suất xử lý của vi sinh vật khiến cho nước thải đầu ra không đạt các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ TNMT. Một số nguyên nhân bắt nguồn từ thiếu kinh nghiệm nuôi cấy vi sinh. Hoặc tải trọng nước thải đầu vào cao dẫn đến vi sinh bị sốc tải, chết…
Một số dấu hiệu cho thấy hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đang gặp phải vấn đề về xử lý sinh học:
- Hệ thống bỗng có mùi hôi nhiều hơn
- Kiểm tra bùn thấy khó lắng, không lắng, nước đục, nhiều cặn lơ lửng
- Xuất hiện bọt trắng hoặc nâu trên các bể
- Bùn ít, nước đục
- Khi tiến hành phân tích chỉ tiêu đầu ra thì các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, Amoni vượt ngưỡng cho phép
Cách tăng hiệu suất cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Tùy thuộc vào hiện trạng của từng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện sẽ có những biện pháp khắc phục khác nhau mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên vì nguyên nhân chính đến từ vi sinh, do đó cách phổ biến nhất đó là khởi tạo lại hệ vi sinh để làm tăng hiệu suất xử lý của toàn hệ thống.
Để nước thải đầu ra của bệnh viện đạt tiêu chuẩn, cần bổ sung men vi sinh cho hệ thống để tăng hiệu suất xử lý. Men vi sinh Microbe-Lift IND là sản phẩm được các kỹ sư vận hành hệ thống tin dùng.
7 LÝ DO NÊN SỬ DỤNG MICROBE-LIFT IND ĐỂ TĂNG HIỆU SUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
- Microbe-Lift là thương hiệu men vi sinh hàng đầu từ Mỹ
- Là dòng men vi sinh sở hữu đa dạng nhất các chủng vi sinh, hơn 13 chủng vi sinh có hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường, tăng hiệu suất xử lý vượt trội cho toàn hệ thống
- Thích nghi tốt, kích hoạt nhanh, xử lý được các chất hữu cơ khó phân hủy
- Giảm hiện tượng vi sinh chết do tải lượng đầu vào tăng cao
- Phục hồi tốt hệ thống xử lý sau sự cố
- Giảm mùi hôi, giảm bùn
- Dễ sử dụng, bảo quản, an toàn, thân thiện môi trường
Xem thêm: Vì sao phải bổ sung vi sinh trong quá trình xử lý nước thải bệnh viện
Hiện các sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift được phân phối độc quyền tại Biogency. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm xử lý các sự cố thực tế sẽ hỗ trợ bạn khắc phục các sự cố, vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt hiệu quả cao.
Tài liệu tham khảo:
Công nghệ AAO trong xử lý nước thải y tế – NIOEH
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh