Bo sung men vi sinh cho he thong xu ly nuoc thai benh vien

Bổ sung men vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Bổ sung men vi sinh khởi tạo lại hệ vi sinh hoạt tính mạnh sẽ góp phần làm tăng hiệu suất xử lý và giải quyết các vấn đề cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn môi trường.

Xử lý nước thải bệnh viện nói riêng hay nước thải y tế nói chung là một trong những loại nước thải khó xử lý và gây đau đầu cho nhiều kỹ sư vận hành. Vì sao vậy? Hãy cùng Microbe-Lift tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Thành phần nước thải bệnh viện

Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện thường gồm:

  • Hoạt động khám chữa bệnh (phẫu thuật, xét nghiệm).
  • Nước thải sinh hoạt (cán bộ, nhân viên, bệnh nhân).
  • Nước thải nhà ăn, căn tin.

Từ các nguồn phát sinh khác nhau tổng hợp lại, làm cho thành phần nước thải bệnh viện cũng đa dạng, là một trong những nguyên nhân khiến nước thải khó xử lý. Nước thải bệnh viện thường gồm các thành phần chính sau đây:

Thanh phan nuoc thai benh vien
Hình 1. Thành phần nước thải bệnh viện, nước thải y tế.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện tham khảo như bảng bên dưới đây:

Nong do o nhiem cua nuoc thai benh vien
Hình 2. Nước thải bệnh viện có nồng độ các chất ô nhiễm cao.

Công nghệ sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Các công nghệ thường được áp dụng để xử lý nước thải bệnh viện như: Công nghệ Aerotank truyền thống, AAO, MBR, MBBR,…

Trong thành phần nước thải bệnh viện chứa nhiều hợp chất hữu cơ, nên công nghệ áp dụng thường được lựa chọn là xử lý sinh học, vừa đảm bảo hiệu quả, nhưng chi phí đầu tư không cao như các công nghệ khác.

Cong nghe AAO trong he thong xu ly nuoc thai benh vien
Hình 3. Công nghệ AAO trong hệ thống xử lý nước thải bênh viện.
Cong nghe MBBR trong he thong xu ly nuoc thai benh vien
Hình 4. Công nghệ MBBR trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.
Cong nghe MBR trong hẹ thong xu ly nuoc thai benh vien
Hình 5. Công nghệ MBR trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.

Tham khảo: Đặc tính nước thải y tế

Khi nào cần bổ sung men vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện?

Kiểm soát các hoạt động của hệ sinh học chính là kiểm soát hiệu suất của toàn hệ thống. Do vậy, trong quá trình vận hành cần lưu ý những dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của hệ sinh học như:

  • Mùi hôi: Mùi hôi phát sinh từ hệ thống nhiều hơn bình thường.
  • Nổi bọt: các bể xuất hiện bọt trắng hoặc bọt nâu.
  • Bùn khó lắng: Khi lấy cốc nước thải từ bể sinh học, quan sát sau 30 phút thấy bùn không lắng, nước đục và có nhiều cặn lơ lửng.
  • Bùn ít: Khi quan sát bùn lắng, lượng bùn rất ít, kèm với hiện tượng nước đục, không trong.
  • Chỉ tiêu phân tích đầu ra: vượt chỉ tiêu BOD, COD, TSS, Amonia…

Xem thêm: Các loại men vi sinh cần thiết trong xử lý nước thải y tế

Chỉ cần xuất hiện 1 trong các hiện tượng trên là dấu hiệu không tốt cho quá trình xử lý sinh học. Có nhiều nguyên nhân cho các hiện tượng trên như: DO, dinh dưỡng, tải trọng xử lý, tính chất nước thải đầu vào và hệ vi sinh hoạt tính mạnh để khởi tạo lại hiệu suất tối ưu cho hệ thống.

Tùy vào hiện trạng của mỗi hệ thống, sẽ có phương án phù hợp để khắc phục. Khởi tạo lại hệ vi sinh hoạt tính mạnh sẽ góp phần làm tăng hiệu suất xử lý và giải quyết các vấn đề như đã kể trên.

Microbe-Lift IND là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Mỹ, chứa 13 chủng vi sinh hoạt tính mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thông thường, hiệu quả trong phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp có trong nước thải bệnh viện. Giúp ổn định quá trình sinh học, chống sốc tải và các vấn đề thường gặp trong hệ thống.

Mỗi phương án tư vấn cho khách hàng là quá trình tìm hiểu sâu về hiện trạng hệ thống và nhu cầu của mỗi khách hàng. Chúng tôi tin rằng kết quả mang lại cho khách hàng là sự kết hợp của ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÚNG – GIẢI PHÁP ĐÚNG – SẢN PHẨM ĐÚNG – LỘ TRÌNH ĐÚNG.

Liên hệ hotline 0909 538 514 để được tư vấn cụ thể.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời