Xử lý nước thải công nghiệp là yêu cầu tất yếu hiện nay để nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường cũng như sức khỏe của con người. Chính vì vậy, các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn để nhằm đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra theo đúng quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Các nội dung chính
Nguồn phát và tính chất nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ sản xuất ví dụ như khâu vệ sinh, nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy. Nước thải công nghiệp vô cùng đa dạng, tùy thuộc vào ngành nghề, nguyên liệu sản xuất chế biến, các công nghệ, quy trình sản xuất, quy mô nhà máy….
Nhìn chung nước thải công nghiệp có nồng độ chất gây ô nhiễm lớn với thành phần chứa các chất lơ lửng, các chất cặn bã, các chất hữu cơ (thông qua các chỉ tiêu BOD, COD), các vi trùng và các chất dinh dưỡng (thông qua chỉ tiêu N, P). Với hàm lượng chất ô nhiễm cao, nước thải công nghiệp nếu không được xử lý hoặc xử lý không triệt để, xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống các sinh vật, gây tác động đến sức khỏe của con người
Để đảm bảo kim loại nặng trong nước thải công nghiệp được xử lý trước khi thải ra môi trường, Bộ TNMT đã đưa ra quy chuẩn quy định các giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải theo QCVN 40:2011/BTNMT ở bảng sau:
Quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
A |
B |
|||
1 |
Nhiệt độ |
°C |
40 |
40 |
2 |
Màu |
Pt/Co |
50 |
150 |
3 |
pH |
– |
6-9 |
5,5-9 |
4 |
BOD5 (20 độ C) |
mg/l |
30 |
50 |
5 |
COD |
mg/l |
75 |
150 |
6 |
Chất rắn lơ lửng |
mg/l |
50 |
100 |
7 |
Asen |
mg/l |
0,05 |
0,1 |
8 |
Thủy ngân |
mg/l |
0,005 |
0,01 |
9 |
Chì |
mg/l |
0,1 |
0,5 |
10 |
Cadimi |
mg/l |
0,05 |
0,1 |
11 |
Crom |
mg/l |
0,05 |
0,1 |
12 |
Crom |
mg/l |
0.2 |
1 |
13 |
Đồng |
mg/l |
2 |
2 |
14 |
Kẽm |
mg/l |
3 |
3 |
15 |
Niken |
mg/l |
0,2 |
0,5 |
16 |
Mangan |
mg/l |
0,5 |
1 |
17 |
Sắt |
mg/l |
1 |
5 |
18 |
Tổng Xianua |
mg/l |
0,07 |
0,1 |
19 |
Tổng Phenol |
mg/l |
0,1 |
0,5 |
20 |
Tổng dầu mỡ khoáng |
mg/l |
5 |
10 |
21 |
Sunfua |
mg/l |
0,2 |
0,5 |
22 |
Florua |
mg/l |
5 |
10 |
23 |
Amoni |
mg/l |
5 |
10 |
24 |
Tổng Nitơ |
mg/l |
20 |
40 |
25 |
Tổng Photpho |
mg/l |
4 |
6 |
26 |
Clorua |
mg/l |
500 |
1000 |
27 |
Clo dư |
mg/l |
1 |
2 |
28 |
Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ |
mg/l |
0,05 |
0,1 |
29 |
Tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ |
mg/l |
0,3 |
1 |
30 |
Tổng PCB |
mg/l |
0,003 |
0,01 |
31 |
Coliform |
Vi khuẩn/100ml |
3000 |
5000 |
32 |
Tổng hoạt động phóng xạ α |
Bq/l |
0,1 |
0,1 |
33 |
Tổng hoạt độ phóng β |
Bq/l |
1,0 |
1,0 |
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề, nguyên liệu sản xuất mà mỗi nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp sẽ có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp phù hợp. Một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn sẽ dựa vào các yếu tố như:
- Công suất trạm xử lý
- Chất lượng nước sau xử lý
- Thành phần, tính chất nước thải khu công nghiệp
- Những quy định xả vào cống chung và vào nguồn nước
- Hiệu quả của quá trình xử lý
- Diện tích đất sẵn có của khu công nghiệp
- Quy mô và xu hướng phát triển trong tương lai của khu công nghiệp
- Yêu cầu về năng lượng, hóa chất, các thiết bị sẵn có trên thị trường
- Công nghệ phải đảm bảo mức an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm giữa mùa mưa và mùa khô.
- Xử lý đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao, vốn đầu tư kinh phí tối ưu.
Tham khảo hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cơ bản
Giải thích hệ thống xử lý nước thải:
Bước 1: Tiền xử lý:
Giai đoạn loại bỏ rác thải, cặn khô có kích thước lớn, các chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ, điều hòa nồng độ và lưu lượng chất thải
Bước 2: Sử dụng công nghệ xử lý sinh học
Đây là công đoạn quan trọng nhất để giúp loại bỏ các chất độc, chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn nước thải đầu ra. Công nghệ xử lý sinh học dựa trên cơ chế hoạt động của vi sinh vật để chuyển hóa các chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp thành các chất đơn giản, làm giảm nồng độ BOD, COD, TSS… Quy trình xử lý này diễn ra với các phương pháp hiếu khí, kỵ khí và thiếu khí khác nhau.
>>> Tham khảo : Phướng pháp Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh là gì? Ưu, nhược điểm
Bước 3: Loại bỏ các vi trùng, cặn còn sót lại
Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải sẽ được khử trùng và lọc để loại bỏ các vi trùng gây bệnh, loại bỏ triệt để các cặn còn sót lại trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Bước 4: Xử lý bùn dư
Bùn dư sẽ được nén để tách nước trong bể né. Sau đó được xử lý bằng nhiều cách như chôn lấp, làm khô…
Như vậy, về cơ bản hệ thống xử lý nước thải công nghiệp như trên. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc tính nước thải của từng ngành nghề, lĩnh vực cũng như quy mô và các yêu cầu của từng nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mà hệ thống có thể có những điểm khác biệt.
Tham khảo: Bảo trì hệ thống xử lý nước thải định kỳ
Để được tư vấn rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514.
Tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
- QCVN 40:2011/BTNMT – Bộ tài nguyên môi trường
- Hùng, Đ.V., 2020. Quản lý thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
- Nasr FA, Doma HS, Abdel-Halim HS, El-Shafai SA. Chemical industry wastewater treatment. The Environmentalist. 2007 Jun 1;27(2):275-86.
- Ng, W.J., 2006. Industrial wastewater treatment. World Scientific.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh