Khắc phục tình trạng tôm ăn yếu vào mùa mưa

Khắc phục tình trạng tôm ăn yếu vào mùa mưa

Vào mùa mưa, người nuôi tôm thường khá lo lắng về tình trạng tôm ăn yếu do sự thay đổi của môi trường sống. Cụ thể, lượng mưa lớn có thể làm thay đổi độ mặn và nhiệt độ của nước ao, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Để giải quyết tình trạng này, bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao tôm thường ăn yếu vào mùa mưa?

Tôm ăn yếu vào mùa mưa là hiện tượng phổ biến mà bà con thường gặp phải khi chăn nuôi tôm vào mùa mưa. Tình trạng này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số lý do phổ biến bà con có thể tham khảo:

  • Khi thời tiết nhiều mây và mưa, lượng ánh sáng mặt trời sụt giảm đáng kể làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình quang hợp của tảo và thực vật dưới nước. Điều này làm giảm khả năng sản sinh oxy mới trong ao tôm, từ đó khiến tôm dễ mắc bệnh và xuất hiện tình trạng tôm ăn yếu.
  • Bên cạnh đó mưa lớn còn gây xói mòn đất, điều này cản trở việc oxy từ không khí hòa tan vào nước, khiến tôm gặp khó khăn trong việc hô hấp và phát triển bình thường. Khi lượng oxy hòa tan trong nước giảm xuống dưới 4 mg/l, tôm bắt đầu giảm ăn. Khi giảm xuống dưới 2 mg/l, tôm có thể ngừng ăn hoàn toàn.
  • Mưa liên tục có thể gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ trong ao. Nhiệt độ giảm sẽ khiến tôm di chuyển đến những nơi ấm hơn như các khu vực chứa chất thải. Đây là nơi có nguy cơ chứa các khí độc như amoniac (NH3), nitrit (NO2)hydrogen sulfide (H2S). Các chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và giảm khả năng ăn của tôm.
  • Nhiệt độ nước lý tưởng cho sự phát triển và ăn uống của tôm là khoảng 28-30°C. Tuy nhiên trong mùa mưa, nhiệt độ nước có thể giảm xuống dưới 25°C. Điều này sẽ khiến tôm khó tiêu hóa thức ăn.
  • Sự thay đổi về pH, độ kiềm, độ mặn và các hàm lượng khí độc trong mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Điều này có thể gây ra bệnh phân trắng, phân đứt khúc, làm tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn.
  • Quá trình lột xác đồng loạt và sự thiếu hụt khoáng trong ao nuôi cũng là những nguyên nhân khiến tôm ăn yếu.
Khắc phục tình trạng tôm ăn yếu vào mùa mưa
Sự thay đổi về pH, độ kiềm, độ mặn và các hàm lượng khí độc khiến tôm ăn yếu.

Cách khắc phục tình trạng tôm ăn yếu vào mùa mưa

Tôm ăn yếu luôn là nỗi lo của nhiều chủ nuôi khi mùa mưa đến. Khi đã hiểu rõ nguyên nhân, bà con có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để khắc phục tình trạng này:

  • Điều chỉnh mực nước ao: Khi mưa kéo dài làm tăng mực nước trong ao, bà con cần hút xả bớt nước tầng mặt để tránh sự phân tầng nhiệt độ. Đồng thời, hãy duy trì mực nước ở khoảng 1.3 – 1.5m để giữ nhiệt độ ổn định.
  • Tăng cường lượng oxy hòa tan: Khi mưa lớn, bà con cần sử dụng biện pháp sục khí hoặc quạt nước với công suất phù hợp để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao luôn trên 4 mg/l, tốt nhất là đạt trên 5 mg/l.
  • Tăng cường sức đề kháng cho tôm: Nếu có hệ miễn dịch kém, tôm sẽ dễ mắc bệnh vào mùa mưa và dẫn đến tình trạng tôm ăn yếu. Do đó, chủ nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung men vi sinh vào ao nuôi.
  • Bổ sung vitamin và men tiêu hóa: Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng tôm ăn yếu, bà con hãy thêm vitamin C với liều lượng 5g/kg thức ăn và men Microbe-Lift DFM khi cho tôm ăn. Điều này giúp giảm nguy cơ tôm bị nhiễm các bệnh về đường ruột như ruột lỏng, đứt khúc, phân trắng.
  • Bổ sung khoáng chất: Bà con có thể bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết cho tôm bằng cách trộn các chất này vào thức ăn hoặc tạt trực tiếp vào nước. Điều này giúp tôm hấp thu dễ dàng, nhanh cứng vỏ và trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Xem thêm: Các phương pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ mùa mưa
Khắc phục tình trạng tôm ăn yếu vào mùa mưa
Chủ nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung men vi sinh.

Giới thiệu men đường ruột DFM giúp tôm ăn khỏe, tăng đề kháng

Nếu bà con đang tìm kiếm một sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hoá và giúp tôm ăn khoẻ thì có thể tham khảo men đường ruột DFM. Men có tên gọi đầy đủ là Microbe-Lift DFM và được phát triển bởi Ecological Laboratories INC – Viện Nghiên Cứu Sinh Thái của Hoa Kỳ.

Điểm nổi bật của men Microbe-Lift DFM là sử dụng công nghệ độc quyền trong việc phân lập và lựa chọn các chủng vi sinh cốt lõi. Các chủng vi sinh này đều mang các đặc tính riêng biệt và được phát triển để giải quyết các vấn đề cụ thể trong đường ruột tôm. Do đó, đây là sản phẩm được khá nhiều chủ nuôi tôm ưa chuộng khi tôm ăn yếu.

Thêm vào đó, sản phẩm Microbe-Lift chứa các chủng vi sinh an toàn, tương tự như các vi sinh vật tự nhiên trong môi trường. Do đó, sản phẩm này sẽ hỗ trợ bà con tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho tôm, đồng thời cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn. Nhờ vậy, tôm không chỉ ăn khỏe mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Khắc phục tình trạng tôm ăn yếu vào mùa mưa
Men vi sinh Microbe-Lift FDM là sản phẩm hỗ trợ tiêu hoá cho tôm.

Qua bài viết trên, Biogency đã cùng bà con tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tôm ăn yếu vào mùa mưa. Từ đó, chủ nuôi tôm có thể chủ động hơn trong việc điều chỉnh môi trường ao nuôi và tăng cường sức khỏe cho tôm. Nếu bà con đang tìm kiếm các sản phẩm men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hoá của tôm, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi thông qua số điện thoại 0909 538 514 để được tư vấn một cách nhanh nhất nhé!

>>> Xem thêm: Làm thế nào để chăm sóc tôm sau mưa bão hiệu quả?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký