khu trung nuoc thai

Sự cần thiết phải khử trùng nước thải

Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải có lượng ô nhiễm đầu vào cao đều cần phải có hệ khử trùng để khử trùng nước thải trước khi xả thải ra môi trường. Vì sao lại như vậy? Và có những phương pháp khử trùng nước thải nào? Hiệu quả của chúng ra sao? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khử trùng nước thải là gì? Vì sao cần phải khử trùng nước thải?

Khử trùng nước thải là bước xử lý nhằm loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải (thường là các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, virus, giun sán và trứng của chúng…). Khử trùng nước thải thường diễn ra ở giai đoạn cuối cùng của xử lý nước thải, sau xử lý cơ học và sinh học.

Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải có lượng ô nhiễm đầu vào cao đều cần phải có hệ khử trùng để khử trùng nước thải trước khi xả thải ra môi trường, ví dụ như: Nước thải dệt nhuộm; nước thải sinh hoạt, tòa nhà, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà máy sản xuất; nước thải chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản (tôm, cá, mực…)… Trong đó, nước thải y tế là một trong những loại nước thải chứa hàm lượng lớn vi khuẩn gây bệnh, cũng vì thế mà Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế (QCVN 28:2010/BTNMT) quy định rất rõ về các thông số liên quan đến giới hạn của 4 loại vi khuẩn (so với các loại nước thải khác chỉ yêu cầu 1 loại vi khuẩn):

Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50
8 Phosphat (tính theo P) mg/l 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
12 Tổng coliforms MPN/ 100ml 3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH
15 Vibrio cholerae Vi khuẩn/ 100ml KPH KPH

Sở dĩ phải khử trùng nước thải là để: Đảm bảo nước thải đạt chuẩn về chỉ tiêu mầm bệnh, giúp doanh nghiệp tránh các vấn đề rắc rối liên quan đến pháp lý làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thương hiệu. Qua đó, giảm thiểu sự lây lan của các bệnh do các vi sinh vật này gây ra qua đường nước cho người sử dụng ở hạ nguồn và môi trường.

Hiệu quả khử trùng nước thải phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Quá trình khử trùng nước thải có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Thời gian tiếp xúc giữa nước thải và hợp chất khử trùng.
  • Độ pH của nước thải.
  • Nồng độ và loại chất khử trùng.
  • Nhiệt độ nước thải.
  • Tốc độ dòng chảy của nước thải.
  • Nồng độ các chất cản trở.

Tùy vào việc hệ thống lựa chọn phương pháp khử trùng nào, mà việc kiểm soát các yếu tố trên cũng có sự khác biệt.

Các phương pháp khử trùng nước thải

Về cơ bản, có thể kể đến 3 phương pháp khử trùng nước thải cho các hệ thống xử lý nước thải tại chỗ là: Khử trùng bằng Clo, khử trùng bằng bức xạ tia cực tím và khử trùng bằng Ozone.

Khử trùng nước thải bằng Clo

Có 3 cách sử dụng Clo để khử trùng nước thải là: Dùng Clo ở dạng chất lỏng hoặc khí (Clo nguyên tố), Clo ở dạng rắn (Canxi Hypochlorite – Ca(ClO)₂), hoặc Clo ở dạng dung dịch (Natri Hypoclorit – NaClO). Khử trùng nước thải bằng Clo được xem là phương pháp phổ biến nhất và được nhiều hệ thống xử lý nước thải khác nhau áp dụng.

01 khu trung nuoc thai
Canxi Hypoclorit – Ca(ClO)₂ (chất rắn – dạng bột) được dùng để khử trùng nước thải

Ưu điểm khi khử trùng nước thải bằng Clo:

  • Có thể định lượng hàm lượng sử dụng dễ dàng tùy vào lưu lượng nước thải cần khử trùng.
  • Hiệu quả loại bỏ vi sinh vật của Clo được đánh giá cao. Bên cạnh đó, Clo cũng có khả năng oxy hóa một số hợp chất hữu cơ và vô cơ.
  • Giúp loại bỏ một số mùi độc hại có trong nước thải trong quá trình khử trùng.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp còn lại.
  • Dư lượng Clo còn lại trong nước có thể đo lường dễ dàng (tránh nước thải bị dư lượng Clo quá nhiều khi xả thải ra bên ngoài khiến doanh nghiệp bị vi phạm pháp luật).

Nhược điểm khi khử trùng nước thải bằng Clo:

  • Sau khi khử trùng nước thải bằng Clo, cần phải có biện pháp để khử Clo dư trong nước thải (vì nó có hại với đời sống thủy sinh và môi trường tiếp nhận).
  • Clo có tính ăn mòn cao và độc hại, do đó người sử dụng có thể gặp rủi ro khi tiếp xúc nếu không đảm bảo các quy định về an toàn.

Khử trùng nước thải bằng bức xạ tia cực tím

Khử trùng bằng bức xạ tia cực tím (tia UV) là một quá trình vật lý dựa trên sự truyền năng lượng điện từ từ nguồn (đèn) sang vật liệu di truyền của sinh vật (DNA và RNA). Bức xạ UV tiêu diệt vi sinh vật bằng cách ngăn chặn sự nhân lên của chúng (bức xạ tia cực tím thâm nhập vào vật liệu di truyền của vi sinh vật và làm chậm khả năng sinh sản của chúng) hoặc gây chết vi sinh vật. Phương pháp này tuy không phổ biến bằng phương pháp khử trùng nước thải bằng Clo nhưng cũng được một số doanh nghiệp lựa chọn áp dụng.

02 khu trung nuoc thai
Hệ thống khử trùng nước thải bằng bức xạ tia cực tím.

Ưu điểm khi khử trùng nước thải bằng bức xạ tia cực tím:

  • Phương pháp này có hiệu quả cao trong việc vô hiệu hóa hầu hết các loại vi-rút, bào tử và u nang.
  • Khử trùng bằng tia cực tím là một quy trình vật lý chứ không phải là quy trình hóa học (như khử trùng bằng Clo), giúp loại bỏ giai đoạn vận chuyển hoặc lưu trữ các hóa chất độc hại/nguy hiểm hoặc ăn mòn.
  • An toàn hơn cho người sử dụng/vận hành.
  • Yêu cầu thời gian tiếp xúc ngắn hơn so với các phương pháp khử trùng nước thải khác.
  • Thiết bị khử trùng bằng tia cực tím cần ít không gian hơn các phương pháp khác.

Nhược điểm khi khử trùng nước thải bằng bức xạ tia cực tím:

  • Cần phải duy trì tia cực tím đủ mạnh để việc khử trùng diễn ra hiệu quả.
  • Nước thải có hàm lượng TSS có thể khiến bức xạ tia cực tím hoạt động không hiệu quả.
  • Khử trùng bằng tia cực tím không hiệu quả về mặt chi phí như khử trùng bằng Clo (tốn kém nhiều chi phí hơn cho việc đầu tư và duy trì thiết bị).

Khử trùng nước thải bằng Ozone

Ozone cũng giống như Clo, là khử trùng nước thải thông qua quá trình oxy hóa. Hiệu quả khử trùng của Ozone được đánh giá là cao hơn nhiều so với Clo, tuy nhiên phương pháp này yêu cầu phải sử dụng công nghệ phức tạp hơn khử trùng bằng Clo hoặc tia cực tím, đòi hỏi thiết bị phức tạp và hệ thống tiếp xúc hiệu quả (một phần vì Ozone rất dễ phản ứng và ăn mòn, do đó cần vật liệu chống ăn mòn như thép không gỉ), cộng thêm lượng Ozone tồn dư cũng khá độc hại và cần phải có thêm bước xử lý Ozone sau khi khử trùng nước thải khiến phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi mặc dù nó được đánh giá là mang lại hiệu quả khử trùng cao.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xung quanh vấn đề khử trùng nước thải, liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 nếu bạn cần bất kỳ sự hỗ trợ nào trong quá trình xử lý nước thải đạt chuẩn.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký