Trong ngành nuôi trồng thuỷ sản hiện nay. Ngoài các vấn đề cần quan tâm trong quá trình sản xuất như: chủng loại, sự thích nghi, thức ăn, kỹ thuật,…, Thì vấn đề môi trường nuôi cũng có vai trò quan trọng quyết định năng suất thu hoạch.
Sự tích tụ của thức ăn dư thừa và chất thải sẽ làm chất lượng môi trường nước bị suy giảm. Ảnh hưởng đến vật nuôi, tạo ra các khí độc NH3, NO2. Làm vật nuôi bỏ ăn, chậm lớn và dễ mắc các bệnh nguy hiểm …gây thiệt hại về năng suất.
Xem cách đo khí độc trong ao nuôi tôm
Để giải quyết vấn đề trên. Chúng ta cần có những biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát khí độc và xử lý các loại khí độc.
Biện pháp ngăn ngừa
- Khi bắt đầu vụ nuôi mới. Bà con nông dân cần cải tạo ao nuôi, phơi bùn, khử trùng loại bỏ bùn đáy ra khỏi ao nuôi.
- Gây mật độ tảo có lợi trong ao ổn định trước khi thả tôm.
- Bố trí quạt nước ao tôm đầy đủ và hợp lý. Để tạo nguồn oxy đầy đủ cho ao nuôi để không cản trở quá trình chuyển hóa các khí độc.
- Tạo đường siphon đáy để loại bỏ chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm cá thường xuyên.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học. Có chứa nhóm vi khuẩn chuyển hóa khí độc như Nitrosomonas và Nitrobacter trong suốt quá trình nuôi.
>>> Xem thêm: Microbe-Lift AQUA N1 và AQUA C giải quyết nỗi lo về khí độc trong ao nuôi
- Trong quá trình xử lý khí độc. Biện pháp mang lại hiệu quả cao và an toàn chính là “tăng cường sinh học”. “ Tức bổ sung hệ vi sinh đặc biệt vào môi trường ao nuôi, nơi vốn có sẵn vi sinh bản địa để tăng khả năng xử lý chất thải”. Mà không gây ra các vấn đế ô nhiễm môi trường do dư lượng hoá chất.
- Kết hợp với quá trình tăng cường sinh học là giảm 50% hoặc ngưng luôn thức ăn cho đến khi kiểm soát được khí độc trong ao nuôi.
- Cần tăng công suất của quạt nước. Để tăng cường oxy trong nước để tránh tôm thiếu oxy bị ngợp, và để quá trình nitrat hóa diễn ra.
- Sử dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA N1 có chứa Nitrosomonas spp, Nitrobacter spp là hai chủng vi sinh chuyên dụng trong chuyển hóa. Loại bỏ các hợp chất nito có hại cho tôm. Trong đó, Nitrosomonas spp. Đảm nhiệm vai trò chuyển hóa NH3 thành NO2, Nitrobacter spp. Chuyển hóa NO2 thành NO3 không gây hại cho tôm.
Hotline hỗ trợ và tư vấn chi tiết miễn phí: 0909 538 514.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh