Ngăn chặn dịch bệnh lây lan ở trang trại nuôi tôm là vô cùng quan trọng. Vì dịch bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi tôm. Bài viết này, Biogency sẽ cung cấp những biện pháp thiết thực giúp người nuôi tôm phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ đàn tôm khỏe mạnh và nâng cao năng suất thu hoạch.
Các nội dung chính
Ngăn chặn dịch bệnh từ lúc chọn tôm giống
Dịch bệnh ở tôm luôn là mối đe dọa lớn, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Việc lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, sạch bệnh ngay từ đầu vụ đóng vai trò then chốt trong việc phòng chống dịch bệnh hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi.
Tôm giống khỏe mạnh thường có kích cỡ đồng đều, không có sự chênh lệch số lượng tôm vượt quá 5%. Chiều dài của thân tôm lớn hơn 12 mm (đối với tôm sú) và 10 mm (đối với tôm thẻ chân trắng). Tôm sẽ có màu sắc tươi sáng, vỏ mỏng, từ màu tro đen đến đen. Đầu và thân tôm cân đối, và đuôi tôm xòe ra..
Tôm giống khỏe mạnh thường linh hoạt, có dáng thon dài và ruột đầy ăn (khả năng bắt mồi tốt). Để kiểm tra sự khỏe mạnh của tôm, có thể gõ nhẹ vào thành bể chứa tôm. Nếu tôm phản ứng nhanh chóng, đó là dấu hiệu cho thấy đàn tôm đó khỏe mạnh và ngược lại tôm yếu sẽ không có phản ứng.
Một cách khác để kiểm tra là người nuôi thả tôm giống vào một thau và khuấy đều bằng tay. Tôm khỏe mạnh thường bơi ngược dòng hoặc bám xung quanh thành thau. Trong khi đó, tôm yếu sẽ tụ lại ở giữa thau và cơ thể của chúng có thể cong vẹo khi bơi lội.
>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm giống kém chất lượng
Kiểm soát mật độ thả tôm
Mỗi mô hình nuôi tôm sẽ có mật độ thả khác nhau, tuỳ thuộc vào tình trạng của ao nuôi, để chọn mật độ thả phù hợp nhất. Điều này nhằm tránh tình trạng tôm kém phát triển hoặc dịch bệnh bùng phát trong ao. Các chuyên gia đã đưa ra những gợi ý về mật độ thả tôm chuẩn dựa trên các yếu tố sau:
- Mô hình nuôi bán thâm canh: Thả tôm với mật độ từ 10-15 con/m² ở ao có độ sâu dưới 1m.
- Mô hình thâm canh: Thả tôm với mật độ từ 45-60 con/m² ở ao có độ sâu trên 1,2m.
- Mô hình siêu thâm canh: Thả tôm với mật độ từ 200-250 con/m² ở ao có độ sâu trên 1,4m.
Quản lý chất lượng nước
Để đảm bảo chất lượng nước luôn đạt mức tối ưu. Việc kiểm tra thường xuyên các thông số môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn, độ pH, oxy hòa tan, NH3, NO2, H2S, độ kiềm và độ cứng… nên được thực hiện hàng ngày. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bà con phát hiện kịp thời những biến đổi và khắc phục chúng một cách nhanh chóng.
Khi môi trường ao nuôi không đảm bảo, bà con có thể sử dụng men vi sinh nuôi tôm Microbe-Lift AQUA C để xử lý chất lượng nước của ao nuôi. Sản phẩm mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như phân hủy chất bẩn từ thức ăn thừa, phân tôm; hạn chế sự phát triển của tạo; làm sạch nhớt bề mặt nước, bề mặt bạt,…
Ngoài cải thiện chất lượng nước, bà con cũng cần để ý đến khí độc trong ao. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bà con. Bởi AQUA N1 giúp khử khí độc nhanh và mạnh; giảm triệt để nồng độ khí độc trong ao và khắc phục hiện tượng tôm chết do sốc Aminac và NO2 cao.
Quản lý chất lượng thức ăn
Việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh và kiểm soát lượng thức ăn hợp lý sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Khi lựa chọn thức ăn cho tôm, bà con cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo thức ăn có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, còn trong thời hạn sử dụng, bao bì không bị hỏng và không vón cục.
- Nên sử dụng cùng một thương hiệu thức ăn trong suốt quá trình nuôi. Nếu cần thay đổi thương hiệu, bà con nên thay thức ăn một cách từ từ để tránh tình trạng tôm bỏ ăn.
- Chọn thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm, đặc biệt cần chú ý đến kích cỡ của thức ăn cho từng giai đoạn nuôi.
- Trong quá trình cho ăn, bà con nên bổ sung một số vitamin và khoáng chất cần thiết nếu chúng bị thiếu trong quá trình chế biến thức ăn.
Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học
Để đảm bảo môi trường nuôi tôm an toàn, khỏe mạnh và hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh. Bà con cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học như sau:
- Hạn chế người lạ ra vào khu vực ao nuôi: Việc kiểm soát người ra vào ao nuôi giúp giảm thiểu nguy cơ mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Chỉ những người có nhiệm vụ thiết yếu mới được phép tiếp cận ao nuôi, đồng thời phải tuân thủ các quy định về vệ sinh và khử trùng nghiêm ngặt.
- Làm sạch và khử trùng dụng cụ, thiết bị: Tất cả các dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình nuôi tôm, bao gồm cả phương tiện di chuyển, cần được vệ sinh và khử trùng kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng. Việc này giúp loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn và ngăn ngừa lây lan sang các ao nuôi khác.
- Khử trùng tay và dụng cụ khi chăm sóc tôm: Người chăm sóc tôm cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với tôm, thức ăn, nước ao. Đồng thời, tất cả các dụng cụ sử dụng để chăm sóc tôm cũng cần được khử trùng thường xuyên.
Trên đây là một số cách ngăn chặn dịch bệnh lây lan ở trang trại tôm hiệu quả, giúp bà con giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi, tăng năng suất và sản lượng tôm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ Biogency theo Hotline 0909 538 514 để được giải đáp nhanh nhất nhé!
>>> Xem thêm: 10 bệnh ở tôm người nuôi nên chú ý!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh