Với sự phát triển của xã hội hiện đại, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng của bầu không khí? Cùng Biogency tìm hiểu về những yếu tố gây ô nhiễm và các biện pháp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí trong bài viết dưới đây nhé!
Các nội dung chính
Ô nhiễm không khí là gì? Hậu quả
Ô nhiễm môi trường không khí là tình trạng không khí bị ô nhiễm bởi các chất gây hại như khí thải từ các phương tiện vận tải, nhà máy công nghiệp, khai thác khoáng sản, nông nghiệp và các hoạt động con người khác. Các chất ô nhiễm này bao gồm:
- Khói bụi: Đây là các hạt lơ lửng trong không khí được sinh ra từ việc đốt nhiên liệu bẩn, đốt rác hoặc do hoạt động xây dựng.
- Khí độc: Là các chất hóa học như khí CO, CO2, SO2, NO2, NO3,… Và các hợp chất hữu cơ bay hơi được sinh ra từ các quá trình công nghiệp và giao thông.
- Chất hóa học độc hại: Bao gồm các chất như Amoniac (NH3), Hydrocyanic Acid (HCN), phenol và các kim loại nặng như Thuỷ ngân, Chì, Cadmium, Nickel,…
Ô nhiễm môi trường không khí có thể gây nên sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ đó kéo theo những hiện tượng thiên tai cực đoan có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Những ảnh hưởng này bao gồm:
- Gây tổn thương đường hô hấp: Các chất hóa học và khói bụi trong không khí có thể làm tổn thương mô tế bào ở phổi, dẫn đến viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp.
- Tác hại cho hệ thần kinh và tim mạch: Những loại khí độc như CO và NO có thể gây ra các vấn đề về huyết áp, đau tim và đột quỵ.
- Gây ung thư: Các chất hóa học ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư phổi và ung thư da.
- Gây ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái: Các chất hóa học ô nhiễm không khí có thể gây chết các loài cây và động vật, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn và cân bằng sinh thái.
Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí hiện nay
Ô nhiễm môi trường không khí bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên những nguyên nhân chính khiến không khí bị ô nhiễm bao gồm:
Khí thải thoát ra từ các phương tiện tham gia giao thông
Phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, và máy bay là nguồn gốc chính của các chất ô nhiễm không khí như CO, NO và bụi mịn. Khi đốt nhiên liệu để di chuyển, các phương tiện này sẽ sinh ra khói bụi và khí thải độc hại, đặc biệt là trong những thành phố lớn có mật độ dân số cao.
Hoạt động khai khoáng và sản xuất tạo ra năng lượng
Các hoạt động khai thác khoáng sản như đào và chế biến quặng kim loại, sản xuất điện từ than, dầu mỏ và khí đốt cũng góp phần tạo ra lượng khí thải độc hại trong không khí. Việc đốt cháy các loại nhiên liệu này để sản xuất điện và nhiên liệu cho các phương tiện vận tải là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí.
Hoạt động nông nghiệp
Hoạt động nông nghiệp cũng góp phần tạo ra lượng khí độc trong không khí. Việc đốt rác, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các hoạt động chăn nuôi đều là nguồn gốc của khí Amoniac và Metan. Điều này gây ra sự ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Ảnh hưởng của môi trường
Bên cạnh những nguyên nhân trên, không khí bị ô nhiễm cũng có thể do các hoạt động của tự nhiên như gió bụi, bão, lốc, cháy rừng hay các từ các hoạt động của núi lửa. Bên cạnh đó, thời điểm giao mùa cũng là yếu tố làm gia tăng tình trạng ô nhiễm, lớp sương mù đầu mùa có thể khiến cho lớp bụi mịn không thể thoát ra.
Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường không khí?
Để giảm thiểu lượng khí thải bên ngoài môi trường và gây nên những tình trạng xấu như ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây mất mỹ quan,… .Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng xe điện hoặc xe Hybrid: Bạn có thể sử dụng xe điện, xe hybrid sử dụng pin sạc hoặc kết hợp giữa động cơ xăng và động cơ điện. Các loại xe này không gây ra khói bụi và khí thải độc hại trong quá trình vận hành.
- Sử dụng nhiên liệu như Ethanol và Biodiesel: Ethanol là một loại nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các nguồn như đường mía, bắp, hoặc rau màu xanh. Đồng thời, Biodiesel là một loại nhiên liệu được chiết xuất từ các loại dầu thực vật như đậu nành hay dừa. Việc sử dụng các loại nhiên liệu này sẽ giúp giảm thiểu lượng khí thải độc hại vào không khí.
- Chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo: Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, và năng lượng thủy điện có thể giúp giảm thiểu lượng khí thải từ các hoạt động sản xuất điện. Đây là các nguồn năng lượng sạch và không gây ra khói bụi và khí thải độc hại cho môi trường.
- Áp dụng các biện pháp kiểm soát khí thải: Có thể áp dụng các chính sách hạn chế khí thải của phương tiện giao thông và các nhà máy sản xuất. Việc đưa ra các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt và kiểm tra định kỳ sẽ giúp giảm thiểu lượng khí thải độc hại vào môi trường.
- Sử dụng công nghệ xanh trong các ngành công nghiệp: Các nhà máy và xưởng sản xuất có thể áp dụng các công nghệ xanh để giảm thiểu lượng khí thải độc hại vào môi trường. Sử dụng các loại nhiên liệu sạch, đầu tư vào công nghệ xử lý khí thải và tái chế các sản phẩm từ quá trình sản xuất sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề nghiêm trọng đang được xã hội quan tâm. Để giảm thiểu tình trạng này, cần có sự đồng lòng giữa chính phủ và người dân trong việc kiểm soát khí thải và sử dụng năng lượng sạch. Nếu bạn cần nắm rõ hơn về thông tin và các sản phẩm ngăn ngừa thì đừng quên liên hệ ngay với Biogency qua số Hotline 0909 538 514 để được tư vấn.
>>> Xem thêm: Hậu quả ô nhiễm nguồn nước đối với con người
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh