Nuôi cua biển trong hộp là mô hình nuôi giúp nâng cao giá trị gia tăng của cua nuôi. Đồng thời, mô hình nuôi này còn có thể được ứng dụng tại bất kỳ khu vực nào mà không đòi hỏi quá khắt khe về điều kiện tự nhiên. Hiện nay, tại các thành phố lớn, nuôi cua biển trong hộp được ứng dụng rất phổ biến. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp nhé!
Các nội dung chính
Ưu điểm của mô hình nuôi cua biển trong hộp
Mô hình nuôi cua biển trong hộp hay còn gọi là nuôi cua biển trong nhà hiện đang ngày càng phát triển với nhiều ưu điểm nổi bật. Có thể kể đến như:
Không cần lượng nước đầu vào nhiều
Đây chính là ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống nuôi cua biển trong hộp. Với nguyên lý tuần hoàn, sục khí để tạo oxy, mô hình nuôi này không đòi hỏi lượng nước đầu vào lớn.
Khi nước từ hộp cua đi ra, mang theo các thức ăn thừa, chất thải sẽ đi qua hệ thống xử lý nước, để loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ, NH3, NO2 và ngoài ra, hệ tuần hoàn cần đảm bảo để khử được NO3 nhằm đảm bảo chất lượng nước trước khi bơm cấp lại cho các hộp cua.
Dễ dàng kiểm soát chất lượng cua thu hoạch, năng suất cao và ít tốn diện tích
Trong mô hình nuôi cua biển trong hộp, diện tích cần sử dụng rất ít nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả cao về năng suất. Đồng thời, cua được nuôi và liên tục thu hoạch, không sử dụng thuốc kháng sinh, nhờ đó mà chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát trước khi đưa ra thị trường và đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
Dựa vào đặc tính sinh học, cấu trúc của thịt cua không phải cấu trúc cơ. Vì vậy, độ săn chắc của thịt cua sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc cua vận động nhiều hay ít. Mà chất lượng thịt cua sẽ phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn, cũng như chất lượng, điều kiện môi trường sống. Do đó, khi áp dụng mô hình nuôi cua biển trong hộp, người nuôi có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng thịt, hay thậm chí cua còn được đảm bảo tốt hơn về độ tươi và sạch.
Nâng cao giá trị gia tăng cho cua nuôi, tăng mật độ nuôi và có thể được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nơi
Tận dụng các hộp nhựa để xây dựng hệ thống nuôi cua biển trong hộp mang tính sáng tạo cao, đồng thời giúp nâng cao năng suất và mật độ nuôi cua biển tại Việt Nam lên cao hơn đến 15 – 20 lần.
Bên cạnh đó, giá trị gia tăng của nuôi biển cũng được nâng cao bằng cách nuôi lên cua 2 da thay vì chỉ nuôi và bán thịt như trước đây. Cùng với đó, nuôi cua biển trong hộp có thể được ứng dụng tại bất kỳ nơi nào mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, điển hình như là các thành phố lớn của nước ta.
Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp
Chuẩn bị hệ thống hộp nuôi cua biển
Để có hệ thống nuôi cua biển trong hộp tốt, cần phải chuẩn bị một số yếu tố như sau:
- Hệ thống hộp nuôi cua với hộp nhựa có kích thước 17x30x40 (cm).
- Hệ xử lý sinh học để phân hủy và loại bỏ các chất hữu cơ, NH3, NO2 và NO3 gồm 2 bể: bể Kalnet và bể khử NO3.
- Một giá đỡ để đặt hệ thống hộp nuôi cua được làm bằng khung thép có kích thước 0,8x1x2 (m), nhằm tạo cao trình cho hộp nuôi.
- Đèn UV diệt khuẩn trong quá trình nuôi.
- Thiết bị lọc cơ học để loại bỏ các chất thải rắn.
- Thiết bị khử khí CO2 trong nước.
- Thiết bị dùng để bổ sung và kiểm soát nồng độ oxy trong nước.
- Hệ thống giám sát chung cho toàn bộ quy trình nuôi cua biển trong hộp.
Đảm bảo điều kiện môi trường sống cho cua
Môi trường sống cho cua cần phải được đảm bảo đầy đủ theo chuẩn sau:
- Độ pH: Trong khoảng từ 7,5 – 9,5 và thích hợp nhất ở ngưỡng từ 7,5 – 8,2.
- Độ mặn: Nước ngọt hoặc nước có độ mặn tối đa 33‰.
- Nhiệt độ sinh trưởng: Tốt nhất ở khoảng 25 đến 29°C (Ngoài ra nên đầu tư máy nâng nhiệt nhằm đảm bảo được nhiệt độ chuẩn ở 28°C bất kể thời tiết đông hay hè).
Lựa chọn cua giống
Cua giống nên được mua tại những trại giống uy tín để có thể đảm bảo chất lượng. Lựa chọn cua giống có kích thước đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc bên ngoài tươi sáng và có đầy đủ các bộ phận trên cơ thể.
Nguồn thức ăn
Khác so với việc nuôi cua ngoài đầm, việc cho ăn trong mô hình nuôi cua biển trong hộp cần nhiều thời gian hơn. Để cho cua ăn, người nuôi phải thả thức ăn vào trong từng hộp nuôi với mỗi ngày 2 bữa. Cùng với đó, tập tính hoạt động của cua chủ yếu là về đêm, do đó bữa chính sẽ là bữa tối. Thức ăn của của biển là những loại thức ăn tươi như tôm, ốc, ngao, hến cắt nhỏ.
Quá trình quản lý và chăm sóc khi nuôi cua biển trong hộp
Để tránh nhiễm bệnh chéo, ăn thịt lẫn nhau và để thu hẹp mô hình nhằm giúp công tác quản lý được đơn giản hơn, mỗi con cua sẽ được nuôi riêng biệt trong một hộp nhựa. Hộp nuôi sẽ được xếp thành các gian lắng khác nhau và được đánh số thứ tự, ghi chép trên vỏ hộp mỗi ngày về hiệu quả chăm sóc cua.
Bên cạnh đó, mỗi hộp nuôi cua đều có van khóa để có thể chủ động cho nước vào hay tháo nước ra trong mỗi hộp. Nguồn nước trước khi đưa vào hộp nuôi cần được đảm bảo sạch và đã được diệt khuẩn để phòng ngừa dịch bệnh lây lan từ hộp này sang hộp khác. Nước được sử dụng để nuôi cua biển trong hộp có độ pH từ 7,5 – 8.
Nhằm đảm bảo nuôi cua biển trong hộp đạt hiệu quả tối ưu, cứ 15 ngày nguồn nước cần được diệt khuẩn một lần. Kèm theo đó, để vỏ cua chắc khỏe, có thể kết hợp sử dụng thêm các hợp chất khoáng trong nuôi tôm và cấp khoáng 10 ngày/lần hoặc có thể ngâm nước vôi và lọc trước khi cho chúng vào các hộp nuôi.
Tham khảo: Quá trình cua lột xác
Để quy trình nuôi cua hộp được hiệu quả, cần chú trọng đến hoạt động của hệ tuần hoàn RAS, trong đó hệ xử lý sinh học được cho là “trái tim” của hệ RAS. Do đó, phải vận hành đúng công dụng của bể Kalnet và tối ưu hoạt động của bể này sẽ giúp cho người nuôi cua hộp trong việc kiểm soát được quy trình nuôi. Một số sản phẩm chuyên dụng được những người nuôi cua và hệ RAS đánh giá cao và áp dụng là:
- Microbe-Lift AQUA C: Xử lý chất hữu cơ hòa tan trong nước từ thức ăn thừa và chất thải (bộ lọc không thể tách và xử lý hết). Ngoài ra, trong AQUA C có chứa chủng khử NO3 là chỉ tiêu cũng cần lưu ý trong vận hành hệ RAS
- Microbe-Lift AQUA N1: Xử lý NH3 và NO2 là 2 loại “khí độc” ảnh hưởng đến cua.
- Microbe-Lift DFM: Bổ sung vào thức ăn để giúp tăng cường tiêu hóa thức ăn, tăng tỉ lệ chuyển hóa thức ăn, giảm chất thải ra môi trường.
Xử lý nước thải từ quá trình nuôi cua biển trong hộp
Xử lý nước thải trong quá trình nuôi cua biển trong hộp được thực hiện dựa theo sơ đồ sau:
Nước thải từ hộp cua → Hệ thống lọc drum để tách cặn thô → Bể yếm khí/Anoxic (khử NO3) → Bể Kalnet (nước từ sau bể Kalnet tuần hoàn 30% về bể Anoxic) → Ngăn lắng → Ngăn bơm lên hộp cua.
- Mô tả sơ đồ xử lý nước thải trong quá trình nuôi cua biển trong hộp:
- Nước thải từ mỗi hộp cua được gom về và đưa đến hệ thống lọc drum để tách đi cặn thô.
- Tiếp đó, nước thải sẽ chảy đến bể yếm khí (bể Anoxic) để loại bỏ NO3.
- Sau đó, nước thải này đi đến bể Kalnet để tiếp tục quá trình xử lý sinh học và loại bỏ các chất hữu cơ, NH3 và NO2. Phần nước từ sau bể Kalnet sẽ tuần hoàn 30% về bể Anoxic.
- Nước thải sau khi đã được xử lý và loại bỏ chất hữu cơ, NH3, NO2 và NO3 sẽ được đưa về ngăn lắng.
- Cuối cùng, nước thải từ ngăn lắng sẽ được đưa đến ngăn bơm lên hộp cua.
- Ngoài ra, cần duy trì thường xuyên kiểm tra mẫu nước để điều chỉnh môi trường nước thuận lợi cho sự phát triển của cua biển. Những thông số liên quan môi trường nước sẽ được nhập liệu và kiểm soát mỗi ngày. Sau khoảng 20-40 ngày, cua biển có thể được thu hoạch khi đạt khoảng 4 con/kg.
Mô hình nuôi cua biển trong hộp mang lại hiệu suất và hiệu quả đáng kể. Để được tư vấn thêm chi tiết về kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp, cũng như chế phẩm sinh học giúp nâng cao hiệu quả nuôi, bà con hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh