Với mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn, bà con có thể giảm thiểu những rủi ro do dịch bệnh, môi trường và thích ứng kịp thời trước những tác động của biến đổi khí hậu.
Trong thời gian gần đây, sự biến đổi khí hậu và các yếu tố khách quan như ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh,… khiến quá trình nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, thị trường giá cả biến động, thương lái ép giá và chi phí đầu tư vào nghề nuôi tôm đang leo thang cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến bà con nông dân. Đứng trước viễn cảnh này, việc tìm ra giải pháp giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tôm thương phẩm, góp phần tăng năng suất thu hoạch là điều được rất nhiều bà con nông dân quan tâm.
Trước sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, rất nhiều giải pháp đã được nhiều nông dân nuôi tôm áp dụng và thực tiễn và đạt được hiệu quả cao. Trong số đó, giải pháp hiệu quả nhất chính là mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn.
Các nội dung chính
Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì?
Nuôi tôm 3 giai đoạn là quy trình nuôi tôm được thực hiện qua 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1 – giai đoạn con giống (20 ngày): Bắt đầu khi tôm con nở từ trứng và đạt kích cỡ khoảng 0,5 – 1g. Trong giai đoạn này, tôm được nuôi trong bể nuôi thích hợp với thức ăn và điều kiện tốt nhất.
- Giai đoạn 2 – giai đoạn tôm giống (40 ngày): Giai đoạn này bắt đầu khi tôm con đạt kích cỡ 0,5 – 1g và kết thúc khi chúng đạt kích thước 10 – 15g. Trong giai đoạn này, tôm được chuyển sang bể nuôi giống và tiếp tục được nuôi với thức ăn và điều kiện sống tốt nhất.
- Giai đoạn 3 – giai đoạn tôm thương phẩm: Giai đoạn này bắt đầu khi tôm đạt kích thước 10 – 15g và kết thúc khi bà con thu hoạch tôm để bán ra thị trường. Trong giai đoạn này, tôm sẽ được chuyển sang bể nuôi thương phẩm và tiếp tục được nuôi với thức ăn và điều kiện tốt nhất để có thể phát triển đúng với kích thước thương phẩm.
Trước đây, khi chưa ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong quá trình nuôi tôm, bà con chỉ có thể thực hiện mô hình nuôi tôm 1 giai đoạn – tức thả con giống trực tiếp xuống ao rồi ương giống một thời gian, sau đó chuyển qua ao nuôi cho đến khi thu hoạch. Với mô hình này, bà con sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư và diện tích ao nuôi, song lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó thích ứng trước biến đổi khí hậu, khiến tôm có nguy cơ chết hàng loạt hoặc nhiễm bệnh, khó đạt được kích thước thương phẩm.
Sự ra đời của mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn sẽ giúp bà con không chỉ quản lý, kiểm soát tốt quá trình phát triển của tôm mà còn giảm thiểu rủi ro về tác động của môi trường cũng như nhiệt độ lên xuống trong ngày. Đặc biệt, nếu trong quá trình nuôi, bà con sử dụng chế phẩm sinh học không chứa hóa chất hay kháng sinh sẽ đảm bảo chất lượng tôm sau thu hoạch, tăng năng suất, từ đó góp phần nâng cao thu nhập theo hướng bền vững.
Tham khảo: Mô hình nuôi tôm 4 giai đoạn
Các yêu cầu kỹ thuật trong nuôi tôm 3 giai đoạn
1. Yêu cầu về hệ thống ao nuôi
Hệ thống ao nuôi tôm trong mô hình 3 giai đoạn cần phải được đảm bảo về hệ thống xử lý nước đầu vào và ao cấp. Bên cạnh đó, bà con cũng bố trí các ao vèo, ao nuôi, hệ thống sục khí và ao chất thải hợp lý. Bà con có thể tham khảo hình ảnh về diện tích các ao nuôi trong hệ thống như bên dưới:
Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi tôm
Giai đoạn | Diện tích ao (m2) | Yêu cầu | Lợi ích |
Giai đoạn 1 | 150 – 200 |
|
|
Giai đoạn 2 | 600 – 1000 |
|
|
Giai đoạn 3 | 1.000 – 2.000 |
|
Các lưu ý cần nhớ khi bố trí ao nuôi:
- Bố trí 1 dàn quạt ở ao sẵn sàng để tránh nước bị tù.
- Bố trí hệ thống hố xiphong lõm sâu giữa ao để gom chất thải tốt hơn.
- Có thể tận dụng mặt nước ao thải để nuôi thêm một số loài cá ăn tạp để xử lý nước và tăng nguồn thu nhập.
2. Yêu cầu trong quy trình nuôi tôm 3 giai đoạn
Xử lý nước:
- Bơm nước qua túi lọc có kích thước khoảng 25 – 50 um, sau đó cho cho nước chảy qua hệ thống đường ziczac có các hệ thống nhỏ giọt các hóa chất diệt khuẩn.
- Trên hệ thống đường ziczac bắt buộc phải có hệ thống sục khí để loại bỏ các hóa chất diệt khuẩn trong nước.
- Ở cuối đường ziczac cần có hệ thống giá thể nhằm loại bỏ các chất rắn có trong nước tốt hơn.
Chăm sóc ao nuôi giai đoạn 1:
- Đầu tiên, bà con nên chọn tôm giống tốt và khỏe mạnh, tốt nhất là từ các tôm bố mẹ có nguồn gốc và quy trình sản xuất rõ ràng ở các cơ sở uy tín. Sau đó, hãy thả tôm vào ao vèo với mật độ từ 2 – 3 con/lít.
- Kiểm tra nước trong ao vèo theo chỉ số môi trường và gây floc bằng các loại vi sinh khác nhau. Ngoài ra, bà con có thể gây floc theo công thức: 2 kg cám gạo + 180l nước sạch + 2kg thức ăn số 0 + 5 kg mật đường + 0,5 kg chế phẩm sinh học chứa Bacillus Licheniformis, Bacillus Megaterium và Bacillus Polymyxa + 1kg muối ăn. Sau 48h sục khí, bà con cho hỗn hợp trên xuống ao và đánh liên tục mỗi ngày để tạo floc.
- Cho tôm ăn với lượng thức ăn theo trọng lượng và số lượng tôm khi thả, trung bình khoảng 1,5 – 2 kg/500.000 post/ngày đầu, sau đó bà con có thể tăng từ 20 – 25% lượng thức ăn/ngày tùy vào khả năng ăn của tôm. Về định kỳ, bà con cho tôm ăn 7 lần/ngày ở tuần đầu tiên và giảm tuần tự 1 lần ở các tuần tiếp theo.
- Bổ sung vi sinh, lượng khoáng để duy trì và kiểm tra chất lượng floc lẫn sức khỏe tôm. Sau thời gian 20 – 25 ngày, tôm đạt trọng lượng từ 1.000 – 2.000 con/kg sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2:
- Chạy quạt và gây floc trong ao tương tự như giai đoạn 1 nhưng với số lượng phù hợp với ao nuôi.
- Kiểm tra các chỉ số môi trường ở ao nuôi giai đoạn 2 trước khi sang tôm.
- Tính toán lượng thức ăn dựa vào trọng lượng tôm.
- Mật độ nuôi khoảng từ 400 – 600 con/m2. Sau 25 – 35 ngày thì tôm có thể đạt trọng lượng 100 – 130 con/kg.
Giai đoạn 3:
- Lấy nước và gây floc tương tự như giai đoạn 2.
- Đánh lượng vi sinh tùy vào môi trường nước của ao nuôi.
- Thay lượng nước đảm bảo trong khoảng 20 – 25%.
- Lượng thức ăn tùy vào sức ăn thực tế của tôm.
Một số lưu ý khi cho tôm ăn:
- Hạn chế cho ăn vào những lúc mưa giông đột ngột hay thời tiết nắng nóng.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất vào buổi sáng, men vi sinh đường ruột vào thức ăn lúc chiều tối để tăng sức đề kháng, giúp tôm phát triển tốt hơn.
- Đảm bảo oxy hòa tan trên 5 mg/l.
- Xiphong ao sạch sau bữa ăn để hạn chế vi khuẩn gây hại phát triển và đề phòng khí độc.
Tham khảo: Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Nhìn chung, nếu biết cách ứng dụng mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn trong quá trình nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, bà con sẽ giảm thiểu chi phí đầu tư, giảm rủi ro do môi trường, dịch bệnh, góp phần tăng năng suất khi thu hoạch.
Những hạn chế trong mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn
Nuôi tôm 3 giai đoạn là một giải pháp tốt để mang đến chất lượng đầu ra của tôm đạt chuẩn. Thế nhưng không phải doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh nào cũng phù hợp với mô hình này. Cách thức của quá trình nuôi tôm 3 giai đoạn vẫn còn nhiều nhược điểm nhất định. Hãy cùng Biogency lược qua những mặt hạn chế dưới đây!
Nuôi tôm 3 giai đoạn yêu cầu có diện tích nuôi lớn
Trên thực tế, lĩnh vực nuôi nôm vô cùng phức tạp và chịu sự chi phối của yếu tố ngoại vi như đặc trưng của địa phương (đất đai, khí hậu, kinh tế,…) rất nhiều. Vì thế mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn có thể phù hợp với địa phương này nhưng chưa chắc phù hợp với địa phương kia. Đặc biệt cách nuôi tôm 3 giai đoạn thường phù hợp với các doanh nghiệp lớn, sẵn sàng đầu tư chi phí cao.
Theo phân tích của các kỹ sư nông nghiệp, nuôi tôm 3 giai đoạn cần một diện tích lớn nhất định mới có hiệu quả cao. Yêu cầu này các hộ kinh doanh nhỏ chưa chắc có thể đáp ứng được. Còn nếu ứng dụng một mô hình mà bà con không thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đề ra thì ắt hẳn hiệu suất nuôi và lợi nhuận thu về không thể cao như mong đợi.
Sốc nhiệt dẫn đến hao hụt tôm trong quá trình chuyển đoạn
Hiện nay khi con người đã ứng dụng được các thành tựu khoa học kĩ thuật vào việc nuôi tôm giúp người dân chủ động hơn với quy trình nuôi nhiều công đoạn của mình chứ không còn “nắng mưa là việc của trời” nữa. Thế nhưng việc nuôi tôm vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan. Đặc biệt trong việc nuôi nhiều công đoạn, khả năng tôm sốc nhiệt, giảm đề kháng dẫn đến nhiễm bệnh khi chuyển từ bể nuôi này sang bể nuôi kia là chuyện tất yếu.
Muốn khắc phục được mặt hạn chế này, bà con cần có sự chủ động và kiến thức dày dặn để xử lý kịp thời những biến động nhỏ nhất trong quá trình nuôi. Muốn có năng suất tốt thì bà con phải làm chủ được mọi rủi ro có thể xảy đến với cơ sở nuôi tôm của mình. Việc ứng dụng các sản phẩm vi sinh để khống chế lượng khí độc và bùn đáy ao cũng như xử lý các chỉ số trong nước, đồng thời bổ sung men vi sinh vào thức ăn giúp tôm tăng đề kháng chính là những giải pháp mới và an toàn nhất hiện nay.
Tham khảo: Cách quản lý nhiệt độ ao tôm
Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn
Hiện nay nhà nước đang khuyến khích các cơ sở nuôi tôm ứng dụng quy trình khoa học kĩ thuật. Ngoài hệ thống 3 ao nuôi ứng với 3 giai đoạn, cơ sở nuôi tôm còn cần cả hệ thống ao lắng và ao xử lý nước. Ngoài ra vì tính chất giám sát chặt chẽ trong quá trình nuôi, cơ sở nuôi tôm còn cần đầu tư về mặt nhân lực đù trình độ. Tổng hòa các yếu tố trên, bà con có thể thấy rằng chi phí đầu tư cho mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn không hề thấp.
Chỉ phù hợp với các vùng nước cấp dồi dào
Như đã nói ở trên, nuôi tôm 3 giai đoạn mang tính chất địa phương khá lớn. Vì yêu cầu cao về nguồn nước cấp cho ao nên mô hình này chỉ phù hợp với những vùng có nước cấp dồi dào. Tuy có yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật và cơ sở vật chất nhưng nuôi tôm 3 giai đoạn đã và đang trở thành xu thế của ngành nuôi trồng thủy sản. Để bắt kịp xu thế và có những giải pháp hỗ trợ quá trình nuôi trồng phù hợp, bà con liên hệ ngay với Biogency qua hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tốt nhất!
Tham khảo: Các quy trình nuôi tôm công nghệ cao hiện nay
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh