Vòng đời của cua biển trải qua 4 giai đoạn chính, là: ấu trùng zoea, ấu trùng Megalops, cua bột và cua trưởng thành. Trong suốt chu kỳ sống, cua biển trải qua nhiều lần lột xác để lớn lên. Bài viết dưới đây sẽ mô tả chi tiết về quá trình lột xác của cua biển.
Các nội dung chính
Tổng quan về quá trình lột xác của cua biển
Trong suốt quá trình phát triển của mình, cua biển trải qua nhiều lần lột xác để phát triển và lớn lên. Đối với mỗi giai đoạn có số lần lột xác và chu kỳ lột xác khác nhau, cụ thể như: ở giai đoạn Zoea-1 cua biển lột xác 4 lần để tiến đến Zoea-5, thời gian giữa các lần lột xác từ 2-5 ngày, tổng thời gian 4 lần lột xác rơi vào khoảng từ 17-20 ngày; trong khi đó, ở giai đoạn Megalops thời gian khoảng 8-11 ngày để lột xác và phát triển thành cua con; và cua con trải khoảng khoảng 16-18 lần lột xác để trở thành của trưởng thành. Tổng thời gian để cua lột xác qua các giai đoạn là khá dài, từ 340-520 ngày.
Trải qua mỗi lần lột xác, khối lượng của cua có thể tăng lên từ 20-50% và kích thước chiều ngang của cua cũng tăng từ 3-44%. Cua càng lớn thì chu kỳ lột xác càng chậm lại. Sự thay đổi về hình dạng của cua không chỉ phản ánh quá trình cua phát triển mà còn liên quan đến quá trình cua trưởng thành. Khi chưa đạt đến giai đoạn trưởng thành, càng của cua đực và chiều rộng bụng của cua cái thường tăng trưởng không đều.
Trong quá trình lột xác của cua biển, chúng có khả năng tái tạo lại các phần cơ thể bị mất, ví dụ như chân hoặc càng. Cũng vì yếu tố này mà cua khi bị thiếu phụ bộ thường có xu hướng lột xác sớm hơn để tái tạo những phần cơ thể bị thiếu sót. Và cũng với đặc tính tái sinh này mà cua biển có thể duy trì được khối lượng của chúng.
Tham khảo: Cấu tạo của cua biển
Các giai đoạn trong quá trình lột xác của cua biển
Mỗi lần lột xác của cua biển thường trải qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn đầu lột xác:
Đây là giai đoạn bắt đầu từ khi mai cua gần như cứng hoàn toàn, các chân bò và phụ bộ khá linh hoạt, các mô có sự tăng trưởng mạnh mẽ đến khi mai cứng hoàn toàn, chân bò và phụ bộ sẽ ít linh hoạt lại, chúng sẽ dễ bị gãy nếu bị uốn cong. Đồng thời, một lớp màng bên trong mai hình thành. Lớp màng nứt ra và nhất một phần mai ra ngoài hoặc làm vỡ lớp vỏ ở các chất bò. Lúc này các mô sẽ ngừng tăng trưởng và bắt đầu tích lũy các chất dinh dưỡng, hàm lượng nước trong cơ thể cua chiếm khoảng 61% tổng trọng lượng cơ thể.
Giai đoạn chuẩn bị lột xác:
Lớp biểu bì của của sẽ tách ra khỏi lớp màng và tiết ra một lớp mô sừng ngoài. Bên trong các gai cũ sẽ hình thành các gai mới, tuy nhiên lúc này các gai mới rất mềm. Các chất dinh dưỡng đã được tích lũy sẽ được tập hợp lại và trong mô biểu bì hình thành glycogen.
Tiếp theo, cua sẽ bắt đầu tiết lớp vỏ mới. Các gai mới cũng dần cứng hơn. Lúc này lớp màng ngoài cũ sẽ bị thoái hóa thành gelatin. Đồng thời quá trình tái hấp thu vỏ cũ bắt đầu, tại một số vị trí trên lưng sẽ có những đường nứt lớn. Cua sẽ ngừng bắt mồi và giảm các hoạt động, di chuyển.
Khi quá trình tái hấp thu vỏ cũ hoàn tất, lớp vỏ cũ sẽ được tách ra dọc theo đường nứt và sẽ bắt đầu đến quá trình hấp thu nước.
Giai đoạn lột xác:
Đây là giai đoạn mà cua sẽ hấp thu nước mạnh mẽ và rút khỏi lớp vỏ cũ. Giai đoạn này đánh dấu sự hoàn thiện của một lần lột xác của cua biển. Cua có một vỏ mới, gai mới nhưng chúng vẫn còn rất mềm. Đây cũng là giai đoạn cua khá nhạy cảm với môi trường, chúng thường tìm nơi khuất để ẩn nấp vì sau khi vừa lột xác, các cử động của cua bị hạn chế rất nhiều, thậm chí là không cử động được. Sự khoáng hóa vỏ ngoài bắt đầu diễn ra.
Giai đoạn sau lột xác:
Sau khi lột xác và sự khoáng hóa diễn ra, phần vỏ của cua trở nên cứng hơn, cua bắt đầu bắt mồi. Đến khi lớp vỏ cứng hoàn toàn, cua sẽ bước vào một tiến trình lột xác mới.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác của cua biển
Quá trình lột xác của cua biển chịu ảnh hưởng bởi cả các yếu tố bên trong cơ thể cua và các yếu tố bên ngoài môi trường.
Đối với các yếu tố bên trong cơ thể, quá trình lột xác của cua biển chịu ảnh hưởng lớn từ hormon và sự điều khiển của hệ thần kinh. Trong cua biển, các tế bào thần kinh tại cuốn mắt đóng vai trò trong việc tiết ra các hormon làm ức chế quá trình cua lột xác, do đó trong quá trình nuôi cua người ta thường cắt cuống mắt để cua có thể lột xác thuận lợi hơn.
Đối với các yếu tố bên ngoài môi trường, quá trình lột xác của cua biển chịu tác động bởi nhiệt độ, pH, độ mặn, thức ăn, ánh sáng… các yếu tố này sẽ tác động lên hệ thần kinh của cua và phát động lệnh lột xác cho cua. Ngoài ảnh hưởng đến quá trình lột xác, các yếu tố của môi trường nước kể trên còn ảnh hưởng đến rất lớn đến tỷ lệ sống của cua trong và sau quá trình lột xác.
Tham khảo: Kỹ thuật nuôi cua biển trong hộp
Bà con có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để ổn định chất lượng nước trong suốt quá trình lột xác của cua biển, giúp tăng tỷ lệ sống cho cua và giảm tỷ lệ nhiễm bệnh trong quá trình lột xác. Liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh