Quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

Quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

Xử lý nước thải ngành dệt nhuộm bằng công nghệ sinh học ngày càng được ưu tiên nhờ mang lại hiệu quả cao, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp, đặc biệt là không gây hại cho người và môi trường. Bài viết này cùng tìm hiểu thêm về quy trình và công nghệ xử lý nước thải sinh học áp dụng trong ngành dệt nhuộm.

Tổng quan về quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

Để xây dựng quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm hiệu quả cần dựa vào đặc điểm, tính chất của nước thải ngành này nhằm đảm bảo nước thải sau quá trình xử lý sẽ đạt quy chuẩn QCVN 13:2015/BTNMT cột A.

Theo đó, thành phần của nước thải ngành dệt nhuộm sẽ phụ thuộc vào loại vải, quy trình sản xuất, máy móc sử dụng. Tuy nhiên, nhìn chung nước thải dệt nhuộm thường có giá trị pH, COD, BOD cao, đi kèm nồng độ chất rắn lơ lửng, kim loại, clorua, nitrat,… Với các đặc trưng của nước thải này thì quy trình xử lý được xây dựng như sơ đồ sau:

Quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm.

Thuyết minh sơ đồ quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

Sau khi lọc loại bỏ rác kích thước lớn, chất vô cơ khó phân huỷ, nước thải được bơm vào bể tiếp nhận. Sau đó bơm trực tiếp vào bể điều hoà được sục khí liên tục để điều chỉnh lưu lượng và ổn định nồng độ chất thải. Tiếp đó nước thải qua tháp hạ nhiệt để hạ nhiệt độ xuống dưới 40, đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, không chịu ảnh hưởng nhiệt độ cao.

Nước thải sau đó được bơm vào bể keo tụ có sử dụng hoá chất điều chỉnh pH, bổ sung thêm dung dịch PAC hỗ trợ. Sau quá trình xử lý tại bể keo tụ, nước thải sẽ chảy trực tiếp vào bể tạo bông, hoá chất tạo bông (polymer) được sử dụng để tăng hiệu quả.

Đến bể tuyển nổi, nước thải và hỗn hợp khí hình thành nhờ máy nén khí – AC và bồn tạo áp giúp tăng hiệu quả tách cặn lơ lửng nhờ vào bọt khí li ti, lượng chất hữu cơ giảm đáng kể. Phần cặn nổi được tách bởi thiết bị gạt tự động, dẫn xuống bể thu gom và thải bỏ đúng quy định.

Tại bể trung gian, nước thải ổn định lại lưu lượng và nồng độ ô nhiễm, độ pH cũng được điều chỉnh. Tiếp đó, nước thải được bơm chìm vào thiết bị xáo trộn nước trước khi vào bể EGSB, hoá chất điều chỉnh độ pH cũng được thêm vào để điều chỉnh độ pH tối ưu từ 6.5 đến 7.5, phù hợp cho quá trình xử lý sinh học hiếu khí của giai đoạn xử lý tiếp theo. Bể EGBS còn có chức năng phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ bằng bùn kỵ khí lơ lửng dưới đáy bể.

Bể Aerotank ứng dụng bùn hoạt tính hiếu khí nhờ vào vi sinh vật hiếu khí ở điều kiện giàu oxy (DO >2mg/l) nhằm loại bỏ chất hữu cơ ô nhiễm. Để vi sinh vật hiếu khí có đủ oxy, hệ thống sục khí sẽ hoạt động liên tục.

Từ bể Aerotank nước thải sẽ chảy tràn tự nhiên sang bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực, quá trình tách bông bùn diễn ra. Bùn lắng dưới đáy được bơm trực tiếp đến bể chứa bùn và một phần bùn hoàn lưu về bể hiếu khí để hỗ trợ quá trình xử lý hiếu khí. Phần nước thải sau lắng sẽ chảy trực tiếp sang bể trung gian. Cuối cùng, bể lọc áp lực và bể lọc than hoạt tính sẽ xử lý độ màu và các hợp chất khó phân hủy sinh học còn sót lại.

Công nghệ sinh học xử lý nước thải ngành dệt nhuộm đạt chuẩn

Trong xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, công nghệ sinh học ngày càng được ưa chuộng nhờ các ưu điểm như mức độ hiệu quả cao, ổn định, chi phí duy trì thấp, ít tạo ra bùn thải, tạo chất thứ cấp không ô nhiễm, an toàn với người và môi trường. Điển hình như công nghệ AO (Anoxic – Oxic), công nghệ AAO (Anaerobic – Anoxic – Oxic), công nghệ SBR (Sequencing Batch Reactor), MBR,…

Quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm
Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vi sinh vật.

Đặc điểm chung của công nghệ sinh học là dựa vào hoạt động sống của vi sinh để xử lý các chất ô nhiễm. Do đó, để hiệu quả cao và nhanh chóng đạt chỉ tiêu thì chất lượng quần thể vi sinh đóng vai trò quyết định vô cùng lớn. Đó là lý do, trong các hệ thống xử lý nước thải nói chung và nước thải ngành dệt nhuộm nói riêng, người ta cần bổ sung thêm men vi sinh. Trong đó điển hình được ưa chuộng phải kể đến men vi sinh Microbe-Lift IND. Một sản phẩm được phát triển bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories).

Ưu điểm của Microbe-Lift IND:

  • Vi sinh hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường, khả năng thích nghi tốt.
  • Chủng vi sinh phân lập, ứng dụng công nghệ độc quyền thúc đẩy quá trình phân huỷ, khử Nitrat, giảm BOD, COD, TSS, giảm bùn thải.
  • Giúp phục hồi nhanh hệ thống sốc tải.
  • Men vi sinh dạng lỏng, kích hoạt nhanh, dễ sử dụng, không cần ngâm ủ
  • An toàn với người, thân thiện với môi trường.
Quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm
Men vi sinh Microbe-Lift IND hiệu quả trong xử lý nước thải dệt nhuộm.

Hiện sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift IND được nhập khẩu, phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Biogency. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm, giải pháp ứng dụng sản phẩm vào xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Phục hồi quá trình xử lý sinh học của nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm ở Bangladesh bằng vi sinh Microbe-Lift

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký