Thành phần BOD, COD, TSS

Xử lý BOD và COD, TSS bằng vi sinh vật

Ngày nay lượng chất thải trong sinh hoạt, công nghiệp ngày càng tăng. Điều nay dẫn đến lượng BOD, COD, TSS ngày càng nhiều. Cho nên việc giảm hàm lượng BOD, COD, TSS là rất cần thiết. Phương pháp được nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay là xử lý BOD, COD, TSS bằng vi sinh vật.

Xu ly BOD COD TSS
Hình 1. Nước thải sinh hoạt, công nghiệp sản xuất chứa nhiều BOD, COD, TSS.

BOD, COD, TSS là gì?

BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:

Vi khuẩn, Chất hữu cơ + O2 --> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan. Vì vậy, xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.

Xu ly BOD COD TSS
Hình 2. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.

COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước. Trong khi đó, BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.

TSS là gì. (Turbidity & Suspendid Solids) là tổng rắn lơ lửng. Thường đo bằng máy đo độ đục (Turbidimeter). Độ đục gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật và chất hữu cơ có trong nước. Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng hoặc hấp thụ chúng và phát xạ trở lại với cách thức tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và thành phần của các hạt lơ lửng. Vì thế, cho phép các thiết bị đo độ đục ứng dụng để phản ánh sự thay đổi về loại, kích thước và nồng độ của các hạt có trong mẫu…

Nguyên nhân sinh ra BOD, COD, TSS

Tác nhân tạo ra BOD, COD cao trong môi trường nước là do nước thải hữu cơ trong công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước thải hóa chất.

Phương pháp xử lý BOD, COD, TSS

  • Đưa nước về độ pH từ 6.5 – 8.5 là phương pháp xử lý trung hòa.
  • Phương pháp sinh học có sử dụng hoạt chất tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển.
  • Xử lý mùi trong quá trình phân hủy sinh học bằng các thiết bị lọc mùi, có sử dụng các chất hấp thụ.
  • Khi sử dụng chế phẩm sinh học cần phải tính toán xem nước thải có chứa hoạt chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật.

Chế phẩm vi sinh chuyên dùng xử lý BOD, COD, TSS

Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm vi sinh. Nhưng chế phẩm được nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay là chế phẩm vi sinh Microbe-Lift. Vi sinh Microbe-Lift IND là chế phẩm chuyên dùng để giảm BOD, COD, TSS trong nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Công ty TNHH Đất Hợp và có xuất xứ tại Mỹ.

microbelift ind 500x500 2

Microbe-Lift IND được ứng dụng xử lý trong nhiều loại nước thải:

  • Nước thải công nghiệp của các ngành cao su, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, dầu ăn, sản xuất bia, nước giải khát…
  • Sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải đô thị.
  • Nước thải sinh hoạt; khu dân cư, chung cư cao tầng.
  • Nước thải các khu trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn.
  • Nước thải ngành thủy sản.

Ngoài chức năng chính là giảm thiểu BOD, COD, TSS thì chế phẩm vi sinh còn nhiều lợi ích khác nữa. Bạn có thể xem thông tin chi tiết sản phẩm tại: Microbe-Lift IND.

Người dùng có thể tham khảo thêm một số sản phẩm Microbe-Lift dùng trong môi trường như:

  • Microbe-Lift N1: Giảm Nitơ, Amonia. Tăng cường quá trình Nitrat hóa. Giảm hàm lượng Nitơ tổng.
  • Microbe-Lift SA: Kiểm soát và xử lý bùn thải. Làm giảm lượng bùn và tăng thể tích hữu dụng của hệ thống.
  • Microbe-Lift OC-IND: Xử lý và kiểm soát mùi hôi.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về BOD, COD, TSS và lựa chon sản phẩm vi sinh phù hợp cho hệ thống xử lý nước thải của mình.

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời