Soda là gì? Tác dụng của Soda trong xử lý nước thải

Soda là gì? Tác dụng của Soda trong xử lý nước thải

Soda trong xử lý nước thải được sử dụng rộng rãi. Đây là một loại hóa chất có tính Bazơ, có khả năng tăng độ pH của nước và có thể được sử dụng để điều chỉnh độ pH của nước thải. Trong bài viết này, cùng Biogency tìm hiểu về Soda là gì và tác dụng của hóa chất này trong xử lý nước thải ngay nhé!

Soda là gì? Đặc điểm của Soda

Soda hay còn gọi là Na₂CO₃ là một hợp chất hóa học có dạng bột màu trắng, tan hoàn toàn trong nước. Soda là một trong những hóa chất được sử dụng phổ biến trong các quá trình xử lý nước thải hoá học, cụ thể:

  • Đầu tiên, hóa chất này có khả năng tăng độ pH của nước thải, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý tiếp theo.
  • Thứ hai, Soda cũng có khả năng kết tủa các Ion kim loại nặng trong nước thải, giúp làm giảm độc tính của nước và tạo ra một sản phẩm kết tủa dễ dàng để xử lý.
  • Cuối cùng, Soda còn có tính chất làm sạch và khử mùi, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và khí độc hại trong nước thải.
Soda là gì? Tác dụng của Soda trong xử lý nước thải
Soda là một hợp chất hóa học có dạng bột màu trắng, tan hoàn toàn trong nước.

Tác dụng của Soda trong xử lý nước thải

Soda được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lý nước thải. Loại hóa chất này giúp trung hòa độ pH, loại bỏ các Ion kim loại nặng và làm sạch nước. Để hiểu hơn về tác dụng chính của Soda, hãy cùng Biogency khám phá trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Nâng độ pH của nước thải

Tác dụng chính của Soda trong xử lý nước thải là làm tăng độ pH của nước thải. Độ pH là chỉ số đo nồng độ ion Hydro (H+) và thường dao động từ 4 đến 10 tùy thuộc vào tính chất của nước thải. Nếu độ pH của nước thải quá thấp (dưới mức 4) có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người khi tiếp xúc nhiều.

Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tăng độ pH của nước thải lên mức phù hợp bằng cách sử dụng bột Soda. Khi được pha loãng và cho vào nước thải, Soda sẽ tạo ra các ion CO₃²⁻. Đây là ion có tính bazơ mạnh, khi kết hợp với các ion H+ trong nước thải sẽ làm giảm nồng độ H+ từ đó dẫn đến pH tăng. Điều này sẽ làm tăng độ pH lên mức mong muốn đồng thời không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Soda là gì? Tác dụng của Soda trong xử lý nước thải
Soda giúp làm tăng độ pH lên mức mong muốn.

Giúp quá trình Nitrat hóa diễn ra thuận lợi hơn

Việc tăng độ pH nước thải còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình Nitrat hóa, giúp quá trình này diễn ra hiệu quả hơn. Quá trình Nitrat hóa là quá trình biến đổi các hợp chất vô cơ Nitơ Amonia (N-NH3, N-NH4+) thành Nitrat (NO3-) nhờ 2 chúng vi khuẩn NitrosomonasNitrobacter.

Điều kiện cần thiết để quá trình Nitrat hóa diễn ra là độ pH của nước thải phải ở mức từ 7.0 – 8.5 (tối ưu từ 7.5 – 8.0). Nếu độ pH quá thấp, các vi khuẩn sẽ không hoạt động hiệu quả và quá trình Nitrat hóa sẽ bị gián đoạn.

Vì vậy, khi độ pH của nước thải quá thấp, bạn cần tăng nhiều Soda hơn để đáp ứng điều kiện cho quá trình Nitrat hóa. Khi Na₂CO₃ thủy phân trong nước sẽ tạo ra Bazơ mạnh làm dung dịch Phenophtalein đổi màu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tăng độ pH quá cao cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến các quá trình xử lý khác. Do đó, việc sử dụng Soda trong xử lý nước thải cần được thực hiện một cách cân nhắc và chính xác.

Soda là gì? Tác dụng của Soda trong xử lý nước thải
Việc tăng độ pH nước thải của Soda hỗ trợ hiệu quả cho quá trình Nitrat hóa diễn ra thuận lợi.

Cách pha Soda và sử dụng để nâng pH trong xử lý nước thải.

Để sử dụng Soda trong xử lý nước thải, bạn cần pha loãng soda với nước trước. Dưới đây là công thức pha hóa chất chung để sử dụng trong các quá trình xử lý nước thải:

Công thức pha hóa chất chung

Công thức chung để pha hóa chất xử lý nước thải là:

C% = (mct : mdd) x 100%

Trong đó:

  • C%: Nồng độ phần trăm của hóa chất muốn pha.
  • mct: Khối lượng chất tan (là hóa chất sử dụng).
  • mdd: Khối lượng dung dịch (bao gồm khối lượng của chất tan và khối lượng dung môi – thường là nước).

Cách pha Soda

Để pha Soda và sử dụng Soda để nâng độ pH trong xử lý nước thải, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định thể tích bồn chứa.
  • Bước 2: Cấp nước vào bồn chứa khoảng 1/2 bể.
  • Bước 3: Từ từ cấp Na2CO3 (99%) vào bồn chứa với khối lượng bằng 1/10 thể tích bồn.
  • Bước 4: Tiếp tục cấp nước vào bồn chứa đến khi bồn chứa đầy nước.
  • Bước 5: Bật bơm hóa chất chạy bình thường.

Tuy nhiên, để quá trình xử lý nước thải diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả tốt nhất. Bạn nên thực hiện các bước sau đây trước khi đổ hỗn hợp soda vào bồn chứa.

  • Kiểm tra độ pH của nước thải: Trước khi sử dụng Soda, bạn cần kiểm tra độ pH của nước thải để biết được mức độ acid trong nước. Điều này sẽ giúp bạn xác định lượng Soda cần thiết để tăng độ pH lên mức mong muốn rõ ràng hơn.
  • Pha loãng Soda với nước: Sau khi đã biết được lượng Soda cần thiết, bạn tiến hành pha loãng nó với nước theo công thức đã đề cập ở trên. Sau đó, cho từ từ dung dịch Soda vào nước thải và khuấy đều để đảm bảo hóa chất được phân tán đều trong nước.
  • Kiểm tra lại độ pH của nước thải: Sau khi đã pha Soda và cho vào nước thải, bạn cần kiểm tra lại độ pH của nước để đảm bảo rằng độ ph này đã đạt mức mong muốn. Nếu cần thiết, có thể tiếp tục thêm Soda để tiếp tục điều chỉnh độ pH.
Soda là gì? Tác dụng của Soda trong xử lý nước thải
Soda trong xử lý nước thải.

Chỉ với những bước đơn giản, bạn đã có thể sử dụng Soda trong xử lý nước thải. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất này cần được thực hiện một cách cân nhắc và chính xác để tránh gây ảnh hưởng xấu đến cả quá trình nhé.

Qua bài viết trên đã cung cấp chi tiết đến bạn về Soda trong xử lý nước thải. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình xử lý nước thải. Đừng quên theo dõi Biogency qua số Hotline 0909 538 514 để đón đọc thêm nhiều phương pháp hay và hữu ích khác nhé!

>>> Xem thêm: Vì sao nên sử dụng vi sinh thay thế hóa chất xử lý nước thải?

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký