Tình trạng xả nước thải công nghiệp chưa được xử lý ra môi trường đang là một vấn đề nghiêm trọng đối với hệ sinh thái toàn cầu. Nước thải này thường chứa nhiều chất độc hại nên sẽ đem đến nhiều hậu quả cho sinh vật trong nước và sức khỏe con người. Qua bài viết này, BIOGECNY sẽ chia sẻ thêm đến bạn những tác động của việc xả nước thải công nghiệp chưa xử lý nhé.
Các nội dung chính
Tác động của việc xả nước thải công nghiệp chưa được xử lý đối với MÔI TRƯỜNG
Việc xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường đang là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Sau đây là hai ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này:
- Làm giảm chất lượng nguồn nước: Khi xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý sẽ làm nguồn nước sạch bị ảnh hưởng. Cụ thể, chất thải rắn, bùn từ hoạt động công nghiệp và xây dựng có thể làm tăng độ đục của nước. Bên cạnh đó, nhiều loại hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp như dung môi và các chất phụ gia khác sẽ lưu lại làm ô nhiễm nguồn nước.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nước ngọt: Xả nước thải công nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nước ngọt do chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm. Những loại chất thải này bao gồm hóa chất độc hại, kim loại nặng và các chất hữu cơ không dễ phân hủy. Do đó, khi các chất này được xả vào nguồn nước, chúng sẽ gây ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của hệ thống nước ngọt.
Tác động của việc xả nước thải công nghiệp chưa được xử lý đối với CON NGƯỜI
Nước bị ô nhiễm không chỉ là mối nguy hại cho môi trường mà còn là điều kiện cho vi khuẩn và virus gây bệnh phát triển. Một số nghiên cứu khoa học đã xác nhận mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với nước ô nhiễm và nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Theo Genesis, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng nước thải chưa qua xử lý để tưới tiêu có thể mang theo các mầm bệnh nguy hiểm vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Điều này dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng như viêm gan A hay nhiễm trùng E.coli.
Bên cạnh đó, xả nước thải công nghiệp chưa được xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Người dân có thể mắc bệnh truyền nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước qua các hoạt động như bơi lội hay câu cá.
Tác động của việc xả nước thải công nghiệp chưa được xử lý đối với HỆ SINH THÁI BIỂN
Nước thải công nghiệp khi không được xử lý thường chứa lượng lớn Nitơ (N) và Photpho (P). Đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hệ sinh thái và gây ra hiện tượng phú dưỡng. Hiện tượng này không chỉ diễn ra ở một vài địa phương mà còn ảnh hưởng đến những vùng biển lớn.
Phú dưỡng xảy ra khi lượng dưỡng chất thừa nhập vào hệ thống thủy vực như đại dương hoặc biển. Dưỡng chất thừa này thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của một số loại tảo, tạo ra hiện tượng bùng nổ tảo, hay còn gọi là tảo nở hoa. Quá trình này tiêu thụ hết lượng oxy có sẵn khi chúng phân hủy và dẫn đến tình trạng thiếu oxy trầm trọng trong nước.
Sự thiếu hụt oxy này khiến cho các sinh vật biển khác khó có thể tồn tại. Từ đó, hệ sinh thái và sự đa dạng sinh hậu sẽ suy giảm đáng kể. Đặc biệt hơn, hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh vật biển mà còn tác động đến các hoạt động kinh tế khác như ngành công nghiệp đánh bắt hải sản.
Giảm tác động tiêu cực của nước thải bằng cách xử lý nước thải đạt chuẩn quy định trước khi xả thải
Trước những hậu quả nghiêm trọng của việc xả nước thải công nghiệp chưa được xử lý, mỗi cá nhân và tổ chức cần nhận thức rõ về trách nhiệm của mình trong quá trình sử dụng nước. Bên cạnh đó, nguồn nước ô nhiễm này cũng cần được xử lý trước khi trực tiếp thải ra môi trường. Hiện nay, có ba phương pháp xử lý nước thải chính được áp dụng là:
- Phương pháp xử lý hóa học: Phương pháp này sử dụng các phản ứng hóa học để trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phân hủy các hợp chất độc hại trong nước thải.
- Phương pháp xử lý hóa lý: Phương pháp này kết hợp giữa các quá trình vật lý và hóa học, bao gồm keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc. Phương pháp hóa lý thường được sử dụng làm bước đầu trong công nghệ xử lý nước thải hoặc kết hợp với các phương pháp khác (điển hình là phương pháp sinh học) để tăng hiệu quả xử lý nước thải.
- Phương pháp xử lý sinh học: Đây là phương pháp sử dụng vi sinh vật có ích để phân hủy các chất hữu cơ và thành phần ô nhiễm khác trong nước thải.
Các quá trình chính trong xử lý sinh học bao gồm quá trình hiếu khí, anoxic, kị khí, và hồ sinh học. Các chỉ tiêu ô nhiễm thường được loại bỏ bằng phương pháp sinh học là BOD, COD, TSS, Nitơ, Amonia…
Qua bài viết trên, BIOGENCY đã cùng với bạn tìm hiểu về những tác động của xả nước thải công nghiệp chưa được xử lý đối với môi trường, con người và hệ sinh thái. Để xử lý nước thải hiệu quả, bạn cần đầu tư công nghệ xử lý phù hợp cho từng loại nước thải và thực hiện theo quy định môi trường. Nếu bạn đang tìm sản phẩm vi sinh xử lý nước thải bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh