Tác hại của khí CO2 đối với tôm nuôi đã được nghiên cứu và đăng tải trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 3B (2019): 58-66. Theo kết quả này, hàm lượng khí CO2 quá cao sẽ làm giảm tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và khả năng miễn dịch của tôm, giảm hoạt tính enzym tiêu hóa,… Để tìm hiểu cụ thể về các tác hại của khí CO2 trong ao nuôi cũng như cách để giảm hàm lượng CO2, bà con có thể tham khảo trong bài viết này của Biogency nhé!
Các nội dung chính
Những tác hại của khí CO2 trong ao nuôi tôm
Dưới đây là một số tác hại của khí CO2 đối với tôm nuôi khi có hàm lượng quá nhiều trong ao nuôi.
Giảm tỷ lệ sống của tôm
Các thí nghiệm thực tế cho thấy, các môi trường có hàm lượng khí CO2 khác nhau có thể tạo ra sự khác biệt về tỉ lệ sống của tôm. Trong đó, tỉ lệ sống của tôm đạt cao nhất và thấp nhất khi ở trong môi trường có hàm lượng khí CO2 lần lượt là 2,32mg/L và 45,6mg/L. Như vậy, điều kiện tỉ lệ sống của tôm đạt mức cao nhất với môi trường có nồng độ CO2 thấp ở mức vừa phải.
Tôm giảm khả năng sinh trưởng
Khi sống trong điều kiện nước có hàm lượng CO2 cao, quá trình chuyển hóa trao đổi chất của tôm cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này dẫn đến việc làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi tôm. Bên cạnh đó, khi sống trong ao có hàm lượng CO2 cao, tôm sẽ cần nhiều năng lượng hơn để hô hấp dẫn đến thiếu năng lượng để sinh trưởng.
Tôm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch
Theo thí nghiệm, khi nồng độ khí CO2 trong nước quá cao, hàm lượng glucozo có trong huyết tương của tôm sẽ tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và đề kháng của tôm. Như vậy, nếu sống trong môi trường có hàm lượng CO2 cao thì cả sức khỏe và quá trình sinh trưởng của tôm đều bị ảnh hưởng tiêu cực.
Một số cách để giảm CO2 trong ao nuôi tôm
Có thể thấy, tác hại của khí CO2 có nồng độ quá cao với tôm nuôi là rất lớn. Vì thế, để khắc phục vấn đề này, bà con có thể giảm lượng CO2 trong ao nuôi bằng các cách sau:
Tăng cường sục khí
Sục khí là một phương pháp có hiệu quả lâu dài, tập trung vào việc điều hòa khí O2 và CO2 trong nước. Tuy nhiên, để biện pháp này đạt được hiệu quả tốt với chi phí tối ưu, bà con cần lưu ý về số lượng và vị trí lắp đặt quạt sục khí. Cụ thể như sau:
- Chỉ lắp đặt hệ thống quạt nước ở hai bên bờ của ao.
- Trong giai đoạn đầu, bà con không nên đặt quạt nước quá 4m so với bờ. Sau 1 tháng, bà con bắt đầu di chuyển quạt nước cách xa bờ 1m. Đến tháng cuối của giai đoạn nuôi, vị trí đặt quạt nước nên cách bờ ao 6m. Sự thay đổi về vị trí đặt quạt nước trong các thời điểm nuôi sẽ giúp đáy ao sạch, hạn chế sự tăng cao của hàm lượng khí CO2 trong nước.
- Với ao nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ hơn 80 con/m2, bà con cần sử dụng hệ thống quạt 36 mã lực/ha.
Như vậy, sục khí là một hoạt động không thể bỏ qua trong các giai đoạn nuôi tôm. Phương pháp này sẽ giúp tăng hàm lượng khí O2 hòa tan và làm giảm lượng khí CO2 cho ao nuôi. Từ đó, bà con có thể đạt được các mục tiêu nuôi trồng cụ thể.
Dùng vôi
Bón vôi cũng là một giải pháp tương đối tốt, giúp giảm nồng độ và hạn chế tác hại của khí CO2 trong ao nuôi. Đồng thời, vôi cũng có khả năng tăng hệ đệm và nguồn carbon cần thiết cho quá trình quang hợp trong ao.
Cụ thể, ban đêm là thời điểm hàm lượng CO2 tăng cao nhất. Vì thế, khoảng thời gian từ 22h00 – 24h00 là lúc thích hợp để bón vôi, giúp hạn chế tình huống CO2 tăng cao khi sáng sớm. Mỗi phân tử vôi sẽ tham gia phản ứng với CO2 trong nước và tạo ra 2 ion HCO3-. Ion này có vai trò quan trọng, giúp chống lại sự thay đổi độ pH của nước. Trong đó, phương trình phản ứng khử CO2 sẽ diễn ra như sau:
CaCO3 + CO2 + H2O = Ca2+ + 2HCO3-
CaMg(CO3)2 + 2CO2 + 2H2O = Ca2+ + Mg2+ + 4HCO3-
Ca(OH)2 + 2CO2 = Ca2+ + 2HCO-3
CaO + 2CO2 + H2O = Ca2+ + 2HCO-3
Khi sử dụng phương pháp này, bà con cần xác định đúng liều lượng vôi bột cần dùng để khử CO2. Theo lý thiết, để khử 1 mg/L CO2, bà con cần dùng 0,84 mg/L Ca(OH)2, 0,64 mg/L CaO, 2,1 mg/L CaMg(CO3)2 hoặc 2,27 mg/L CaCO3. Giả sử, nồng độ khí CO2 đo được trong ao là 20mg/L, vượt quá ngưỡng cho phép 15mg/L. Lúc này, bà con cần dùng 15mg/L x 0,84mg Ca(OH)2 = 12,6mg/L. Từ đây, bà con chỉ cần tính chính xác lượng nước trong ao rồi nhân với kết quả trên để biết lượng vôi bột cần sử dụng.
Dùng vi sinh
Ô nhiễm môi trường được cho là nguyên nhân chính là tăng đáng kể hàm lượng khí CO2. Vì thế, để phòng chống tác hại của khí CO2, bạn cần làm sạch tảo, làm sạch nước và giữ cho ao nuôi tôm luôn sạch sẽ.
Điều này có thể thực hiện được một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm bằng các chế phẩm vi sinh. Cụ thể, bà con có thể tham khảo một số chế phẩm chất lượng, uy tín như sau:
- Microbe-Lift AQUA C: Đây là sản phẩm men vi sinh dạng lỏng hoạt độ cao, được thiết kế chuyên biệt cho các hồ nuôi thủy sản. Sản phẩm này sẽ giúp phân hủy chất bài tiết, thức ăn thừa, làm sạch nước và tạo môi trường tốt để tôm cá có thể sinh trưởng.
- Microbe-Lift AQUA N1: Đây là sản phẩm chứa các chủng vi sinh được phân lập, lên men, hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của con người, môi trường và vật nuôi. Microbe-Lift AQUA N1 được ứng dụng để xử lý khí độc NH3 và NO2 trong ao nuôi thông qua quá trình Nitrat hóa (chuyển hóa NH4 thành NO2 và NO3).
- Microbe-Lift AQUA SA: Sản phẩm này có chứa các chủng vi sinh với hoạt tính mạnh, bao gồm Bacillus Amyloliquifaciens, Bacillus Megaterium, Bacillus Licheniformis, Bacillus subtilis, Humate, Humic… Vì thế, Microbe-Lift AQUA SA hoàn toàn vô hại và có khả năng xử lý bùn đáy, nhớt bạt, giảm hình thành khí độc H2S trong ao nuôi.
Như vậy, bài viết đã giúp bà con tìm hiểu về tác hại của khí CO2 đối với ao nuôi tôm và các biện pháp khắc phục tình trạng nồng độ CO2 quá cao trong nước. Trong đó, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh được đánh giá là an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Để tìm hiểu chi tiết về các phương pháp này hoặc tìm mua các sản phẩm nói trên, bà con có thể liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Giải pháp nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh