Khả năng đề kháng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm trong ao nuôi của bà con. Tôm sẽ khỏe mạnh và chống lại được bệnh tật nếu có sức đề kháng cao, ngược lại tôm sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm nếu khả năng đề kháng thấp. Ở bài viết này Biogency sẽ giới thiệu đến bà con các cách tăng sức đề kháng cho tôm hiệu quả nhất.
Các nội dung chính
Tại sao cần phải tăng sức đề kháng cho tôm thẻ chân trắng?
Sức đề kháng suy giảm là nguyên nhân làm tôm chậm lớn dù được nuôi đúng kỹ thuật. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ sở nuôi tôm sử dụng giống tôm bố mẹ chưa đạt chất lượng hoặc lạm dụng quá mức sức sinh sản của tôm mẹ. Bên cạnh đó hiện tượng sử dụng quá nhiều kháng sinh trị bệnh trong ao đã làm sức khỏe tôm ở nhiều trại nuôi hiện nay bị ảnh hưởng trầm trọng .
Mặt khác, trong quá trình nuôi tôm, ở một số ao nuôi đã xảy ra tình trạng tôm bị chậm lớn hoặc chết rải rác do các loại vi khuẩn như Vibrio, vi khuẩn dạng sợi, bệnh phân trắng, bệnh đóng rong… Các mầm bệnh từ nguồn nước, thức ăn, đáy ao này gây hại đến chất lượng tôm giống và giảm năng suất nuôi tôm khiến phần lớn tôm bị giảm sức đề kháng. Hậu quả là tôm bị còi cọc, tốn nhiều chi phí cho ăn và chữa bệnh.
Vì vậy mà việc tăng khả năng đề kháng cho tôm thẻ chân trắng là cực kỳ quan trọng để có một vụ mùa bội thu.
Cách tăng sức đề kháng cho tôm thẻ chân trắng
Để nuôi tôm được hiệu quả và đạt chất lượng, Biogency giới thiệu đến bà con những phương pháp tăng sức đề kháng cho tôm như sau:
Lựa chọn giống tôm tốt
Công tác lựa chọn giống tôm tốt và khỏe mạnh là nhân tố quyết định khoảng 50% thành công của vụ nuôi tôm. Khi bắt đầu lựa chọn giống tôm để thả nuôi trước tiên bà con cần xác định rõ nguồn gốc tôm giống bố và mẹ. Giống tôm cần có nguồn gốc rõ ràng, được nuôi vỗ và sinh sản có thời hạn không vượt quá 4 tháng sau khi được nhập về trại nuôi sản xuất. Quy trình nuôi tôm giống bố và mẹ cần phải được cung cấp đầy đủ thức ăn tươi sống như mực, hàu, tuyệt đối không sử dụng kháng sinh và hóa chất để phòng trị bệnh.
Tham khảo: Cách chọn tôm giống
Đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến hay nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm xen ghép bà con nên chọn loại tôm có kích thước lớn, có trạng thái bơi nhanh nhằm phù hợp với các điều kiện tự nhiên và tăng khả năng chống lại dịch bệnh. Đối v
ới các mô hình dùng kỹ thuật và công nghệ cao như mô hình nuôi tôm trải bạt hay nuôi siêu thâm canh, điều kiện an toàn sinh học sẽ tùy thuộc vào thời tiết mùa vụ. Khi đó bà con nên chọn các giống tôm kháng bệnh tốt, thân dài và khỏe.
Vệ sinh cẩn thận ao nuôi tôm
Bà con nên vê sinh kỹ ao nuôi để tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật, cặn bã và mầm bệnh, phương pháp vệ sinh ao nuôi thường được áp dụng là: chà bạt, rải vôi, khử trùng nước ao…
Xử lý nguồn nước cấp đầu vào
Nguồn nước cấp nên được xử lý tốt để đảm bảo đủ tiêu chuẩn trước khi đưa vào ao. Các phương pháp xử lý nguồn nước cấp bao gồm:
- Phương pháp xử lý cơ học: Phương pháp này sử dụng một hồ chứa và lắng sơ bộ, song chắn và lưới chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, cuối cùng là bể lọc và các thiết bị lọc để lọc nước theo quy trình.
- Phương pháp xử lý hóa học: Phương pháp này sử dụng các hóa chất để lọc các phần chất bẩn cũng như các kim loại nặng ra khỏi nước. Bước đầu tiên của quy trình là làm thoáng nước, sau đó sẽ được đưa qua một công nghệ xử lý đảm bảo nâng oxy hóa để thực hiện quá trình oxy hóa các chất hữu cơ khi xử lý mùi của nước.
- Phương pháp lý học: Phương pháp này chủ yếu là khử trùng nước. Cụ thể, được đưa qua xử lý cơ học ở bể lắng. Sau đó bạn nên sử dụng các chất oxy hóa mạnh, các loại tia siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng để xử lý nước.
Xử lý nước ao trước khi thả giống
Trước khi thả giống, bà con lưu ý kỹ màu nước cũng như gây màu nước cho ao nuôi để đảm bảo cân bằng môi trường nước, tăng chất lượng và triệt tiêu khí độc có trong nước ao. Nếu màu nước ao nuôi bị xấu đi, các thành phần vi sinh vật có hại như mầm bệnh, tảo lam, tảo mắt sẽ xuất hiện và làm suy giảm sức khỏe tôm. Phương pháp gây màu nước hiệu quả nhất là sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA C với liều lượng như sau:
- 100ml men vi sinh Microbe-Lift AQUA C hòa trộn với 20 – 50 lít nước ao và 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn). Bà con tiến sau đó tiến hành khuấy đều sục khí mạnh liên tục 24 tiếng đủ xử lý cho 1000 mét khối nước.
- Sử dụng liên tục vi sinh với liều lượng như trên trong vòng 3 ngày. Sau thời gian đó nước ao nuôi sẽ được gây màu thành công để bà con tiến hành thả giống.
- Sau khi đã thả tôm, bà con nên tiến hành sử dụng vi sinh với liều lượng duy trì như sau:
- Từ ngày 1 đến ngày 30: Sử dụng 1 – 2/tuần.
- Từ ngày 30 đến ngày 60: Sử dụng 2 đến 3 lần/tuần.
- Từ ngày 60 trở lên: Sử dụng liều lượng 3 đến 4 lần/tuần.
Tham khảo: Quy trình xử lý nước ao tôm
Ngoài các phương pháp trên, bà con cũng nên áp dụng những cách sau đây để sức đề kháng của tôm luôn được đảm bảo:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất giúp tôm phát triển và tăng sức đề kháng.
- Kiểm soát các yếu tố môi trường đảm bảo sự ổn định (kiềm, pH, nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết, khí độc). Tránh tôm bị stress, tôm bị stress là 1 trong các nguyên nhân giảm đề kháng.
- Sử dụng các chất hỗ trợ tăng đề kháng như: Vitamin C, bổ gan… Đặc biệt, các chuyên gia khuyên bà con nên sử dụng men vi sinh đường ruột tôm Microbe-Lift DFM.
Cho tôm thẻ ăn một cách hợp lý
Bên cạnh đó chất lượng thức ăn cho tôm cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm trong ao. Khi nuôi tôm bà con nên dựa vào nhu cầu và các đặc điểm cụ thể như: tập tính bắt mồi, nhu cầu đạm, đường ruột ngắn, vận động liên tục, hệ thống miễn dịch, hoạt động lột xác… để lựa chọn thức ăn cho tôm phù hợp nhất.
Ngoài ra, cần phải xét đến các yếu tố về môi trường lượng thức ăn sao cho thích hợp tránh xảy ra tình trạng dư thừa thức ăn trong ao gây ô nhiễm nguồn nước, tạo cơ hội cho các khí độc và mầm bệnh có hại phát triển và lây lan.
Mẹo cho ăn hợp lý là rải thức ăn theo dòng nước chảy và rải đều theo khu vực cho ăn giúp tôm bắt mồi dễ dàng, ăn đều đặn và kích thước tôm phát triển đầy đủ. Bên cạnh đó bà con cũng nên đánh dấu khu vực gom chất thải để tránh trường hợp rải thức ăn vào nơi có nền đáy bẩn, tạo khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
Tham khảo: Cách cho tôm ăn
Sử dụng men vi sinh bổ sung cho tôm
Men vi sinh Microbe-Lift DFM: Đây là dòng sản phẩm vi sinh đến từ Mỹ được Biogency phân phối độc quyền tại Việt Nam. Vi sinh cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm, giúp phòng ngừa bệnh phân trắng và bệnh về đường ruột. Đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường chứa 4 hệ lợi khuẩn bao gồm Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis. Các lợi khuẩn này giúp tôm tăng cường sức đề kháng đường ruột, hạn chế các bệnh về ruột ở tôm và bệnh phân trắng, ngoài ra các lợi khuẩn này còn có chức năng bổ sung lượng lớn vi sinh vật giàu dinh dưỡng tạo điều kiện cho tôm phát triển.
Loại men vi sinh này đang rất được ưa chuộng tại các ao nuôi tôm lớn nhờ ưu điểm phân giải thức ăn thừa, cải thiện hệ miễn dịch cho tôm trong nước. Khi sử dụng bà con chỉ cần hòa men vi sinh vào nước sạch với liều lượng khoảng 0,5 gram – 1 gram, trộn đều với thức ăn rồi sau đó tạt xuống ao cho tôm. Tôm sau một thời gian cho ăn sẽ khỏe mạnh, ruột tôm to đẹp và không đứt quãng.
Các ưu điểm khác của men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM bao gồm: Giảm mùi hôi phân tôm từ 70 – 80%, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).
Tham khảo: Tăng cường miễn dịch cho tôm bằng lòng đỏ trứng gà
Tham khảo: Thức ăn tăng sức đề kháng cho tôm
Hy vọng những thông tin bổ ích trong bài viết đã giúp bà con nắm rõ các phương pháp tăng sức đề kháng cho tôm hiệu quả. Khi áp dụng các phương pháp này bà con hãy lưu ý kỹ liều lượng để đạt sản lượng tốt nhất. Liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết các phương pháp tăng đề kháng cho tôm và được hỗ trợ đặt mua sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift DFM uy tín, chất lượng!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh