Thông tin về bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm

Thông tin về bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm

Khi phát hiện bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm bà con cần xử lý nhanh chóng để tránh những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là các dấu hiệu giúp bà con chủ động nhận biết cũng như cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả.

Bệnh ăn mòn vỏ chitin (kitin) trên tôm là gì? Dấu hiệu nhận biết

Bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm là bệnh do những loài vi khuẩn tiết ra các chất ăn mòn lớp vỏ chitin trên tôm. Bệnh này còn được gọi là bệnh đốm đen trên tôm vì khi nhiễm ở mức nặng, trên đầu, ngực và toàn thân tôm sẽ xuất hiện nhiều đốm đen. Sau đó tôm giảm ăn dần, tăng trưởng chậm, chết rải rác trong ao, sàng.

Bệnh này có thể xảy ra ở các giai đoạn phát triển khác nhau: tôm mẹ, tôm thịt, ấu trùng và hậu ấu trùng trong trại tôm giống. Thường xuất hiện ở thời điểm chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.

Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy tôm mắc bệnh ăn mòn vỏ chitin:

  • Xuất hiện các vùng mềm trên vỏ chitin.
  • Tôm bị mòn đuôi, cụt râu dù vẫn ăn bình thường.
  • Râu và đuôi chuyển đỏ là nhiễm khuẩn nặng.
  • Xuất hiện các điểm nâu, đen, trắng trên vỏ.
  • Phần phụ bộ (chân bò, chân bơi, râu…) và đuôi phồng lên khi các dấu hiệu tổn thương rõ ràng chưa xuất hiện.
  • Đốt bụng thứ 6 mờ đục do sắc tố melanin bị khuếch đại.
  • Gan tuỵ nhợt nhạt, tôm mấp mé, ruột rỗng.
Thông tin về bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm
Đốm đen trên thân tôm.

Cũng có trường hợp bệnh xảy ra kèm theo một số dấu hiệu khác trong các ao nuôi tôm như: bẩn mình, bẩn mang, có màu hồng đỏ trên cơ thể, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết. Có thể xuất hiện tình trạng trắng lưng, chết rải rác. Hiện tượng chết có thể xảy ra khi bệnh ở mức độ cấp tính, nếu bệnh mãn tính có thể gây chậm lớn, phân đàn, mềm vỏ…

Nguyên nhân gây ra bệnh

Như đã nói ở trên, bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm do vi khuẩn, chủ yếu là chủng vi khuẩn Vibrio spp như: Vibrio alginolyticus, V.parahaemolyticus, V.ordali…  Bà con lưu ý, nhiều nhóm khác như động vật nguyên sinh, nấm cũng có thể xâm nhập và gây tổn thương vỏ tôm, khiến mang và vỏ đen.

Thông tin về bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm
Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus.

Cách điều trị bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm

Khi tôm mắc bệnh ăn mòn vỏ chitin, bà con lưu ý tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để trị bệnh. Việc đầu tiên cần làm là giảm từ 10-30% thức ăn hằng ngày. Đồng thời tiến hành diệt khuẩn ao hoặc thay nước để giảm mật độ vi khuẩn, cải thiện môi trường ao. Tuy nhiên khi thay bà con cần lưu ý để tránh tăng nguy cơ nhiễm thêm bệnh khác cho tôm.

Sau khi thay một phần nước trong ao, bà con bổ sung vitamin, khoáng chất tăng miễn dịch tôm, sử dụng men vi sinh có lợi gây lại màu nước ao. Men vi sinh khuyến khích là Microbe-Lift AQUA C. Sản phẩm chứa đến 13 chủng vi khuẩn có khả năng hoạt động gấp 5-10 lần vi sinh thường, giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh, tạo môi trường ao sạch, gây màu hiệu quả.

Thông tin về bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm

Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để làm sạch ao, gây màu nước.

Cách phòng ngừa bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm

Về nguyên tắc phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn có tốc độ lây lan nhanh có thể nhiễm theo chiều dọc (từ tôm bố mẹ, trại giống) và chiều ngang (từ môi trường). Do đó, để phòng bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm bà con cần chú trọng đến các biện pháp cải tạo và duy trì môi trường ao nuôi tốt. Bên cạnh đó bổ sung vi sinh, vitamin, khoáng để tăng miễn dịch cho tôm. Cụ thể:

  • Sát trùng kỹ bể, ao và các dụng cụ trước mỗi vụ tôm.
  • Nước ao phải được xử lý kỹ để tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của Vibrio… (phương pháp lọc cơ học, sử dụng thuốc sát trùng, đèn cực tím, phương pháp sinh học,…).
  • Lựa chọn thức ăn chất lượng tốt, xác định khẩu phần ăn chính xác, tránh dư thừa. Xem thêm: Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng phù hợp nhất
  • Không dùng thức ăn tươi sống trong nuôi thâm canh, nước đáy ao thâm canh cần thay.
  • Dùng chế phẩm vi sinh định kỳ để cân bằng sinh thái trong hệ thống nuôi và giảm lượng chất thải hữu cơ trong ao, bể, kìm hãm sự phát triển của Vibrio gây bệnh.
  • Đến giai đoạn hậu ấu trùng và trong ao nuôi tôm thịt có thể giảm độ mặn xuống 15 – 20‰ để kìm hãm sự phát triển của Vibrio.
  • Bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp, hoạt chất, khoáng chất tăng cường miễn dịch cho tôm.
  • Hạn chế dùng hóa chất trong nuôi tôm.
Thông tin về bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm
Quản lý tốt môi trường ao là yếu tố quan trọng trong phòng bệnh cho tôm.

Ngoài ra, bà con nên chủ động định kỳ kiểm tra mật độ vi khuẩn gây bệnh trong ao tôm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Trong thời gian nuôi tôm bà con nên chú ý duy trì môi trường ao tốt để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Như vậy trên đây là những chia sẻ về bệnh ăn mòn vỏ chitin trên tôm, hy vọng hữu ích với bà con. Để được hỗ trợ tư vấn phương pháp nuôi tôm sinh học, an toàn bà con vui lòng liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ chi tiết.

>>> Xem thêm: Các loại thức ăn tăng đề kháng cho tôm và cách sử dụng

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký