Tom bi dom den 1

Nguyên nhân tôm bị đốm đen và cách phòng trị

Hiện nay, tôm bị đốm đen là bệnh gây ra ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm Việt Nam. Tôm bị đốm đen xuất hiện từ giai đoạn 20-90 ngày tuổi và phần lớn từ 25-45 ngày tuổi. Trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột kéo dài 5-10 ngày, hoặc nhiệt độ nước trên 29 độ C, nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời, tỉ lệ tôm bị đốm đen sẽ tăng cao và gây chết 80-90%.

Nguyên nhân tôm bị đốm đen

tôm bị đốm đen

Ở những ao nuôi có hàm lượng khí độc NH3, NO2 và H2S vượt ngưỡng cho phép, độ kiềm không đạt 100 ppm và nồng độ oxy hòa tan thấp hơn 6 ppm sẽ làm cho các loài vi khuẩn có hại phát triển mạnh. Những loài vi khuẩn này tiết ra các chất gây hại ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm, sau khi lành lại xuất hiện những đốm đen trên vỏ. 

Xem: Các loại khí độc trong ao tôm và cách khắc phục

Những nhóm sinh vật khác như nấm, động vật nguyên sinh cũng là nguyên nhân gây tổn thương vỏ tôm. Nấm có thể tác động trực tiếp đến mang hoặc vỏ tôm và gây ra những đốm đen trên vỏ. Động vật nguyên sinh có thể gây ra bệnh đen mang làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị đốm đen

Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là tôm bị mòn đuôi, cụt râu, tuy nhiên tôm vẫn ăn bình thường. Khi nhiễm khuẩn nặng hơn, râu và đuôi tôm chuyển sang màu đỏ, đuôi có thể phồng nhẹ.

Giai đoạn tiếp theo của bệnh, những đốm đen xuất hiện rải rác trên vỏ tôm, giáp đầu ngực và toàn thân. Ở giai đoạn này, tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn, tăng trưởng chậm, chết rải rác trong ao nuôi. Tôm xuất hiện dấu hiệu bị trắng lưng, đục thân và dính vỏ, dính chân do lột xác không hoàn toàn.

Khi bệnh nặng, khoảng 70% đàn tôm xuất hiện đốm đen. Gan tụy bắt đầu nhợt nhạt, ruột rỗng, bề mặt tôm đen có mùi hôi và tôm tấp mé.

Theo dõi sức khỏe tôm

tôm bị đốm đen

Sau khoảng 20 ngày tuổi, người nuôi thường bắt đầu quan sát tôm, nhiều trường hợp tôm đã bị đốm đen. Sau đó, kiểm tra tổng thể đàn tôm bằng các biện pháp như chài (với chài có kích thước mắt lưới nhỏ) hoặc đặt lồng bắt tôm sẽ cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới 30-40% trong đàn tôm.

Sau khi tôm đạt 25 ngày tuổi, nếu người nuôi không theo dõi sức khỏe tôm qua vỏ hoặc không chài tôm để kiểm tra định kỳ hàng tuần thì khi phát hiện bệnh qua một số con tôm cập mé, lờ đờ, xuất hiện đốm đen, tỷ lệ nhiễm bệnh của đàn tôm đã tăng cao.

Tốc độ lan truyền bệnh đốm đen trên tôm

Tốc độ phát triển và lan truyền bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện môi trường ao và sức khỏe tôm. Tuy nhiên, theo ghi nhận và thống kê của hàng trăm ao nuôi bị bệnh đốm đen trên tôm cho thấy tốc độ lan truyền bệnh rất nhanh với các ao ô nhiễm, hàm lượng khí độc NH3, NO2 và H2S cao, hàm lượng oxy dưới 4ppm và không ứng dụng quy trình sử dụng vi sinh định kỳ trong công tác chuẩn bị ao nuôi và giai đoạn đang nuôi. Tẩy trùng diệt khuẩn trong giai đoạn này không được thực hiện đúng kỹ thuật và hoàn chỉnh. 

Kiểm tra vi khuẩn gây bệnh đốm đen trên tôm ở môi trường TCBS cho thấy mật độ vi khuẩn trong môi trường nước từ 10^5 CFU/ml.

Cách trị bệnh

Đối với môi trường ao nuôi

Diệt khuẩn ao bằng các sản phẩm phù hợp với tôm khoảng 2-3 lần tùy theo tỷ lệ nhiễm bệnh.

Sau 36 giờ diệt khuẩn, cấy vi sinh với hàm lượng cao (bổ sung mật rỉ đường để điều chỉnh nồng độ pH) và tăng cường sục khí.

Đối với tôm

Khi thấy dấu hiệu tôm bị đốm đen, người nuôi cần giảm 10-30% lượng thức ăn hàng ngày.

Người nuôi cần bổ sung vitamin tổng hợp, khoáng chất, men vi sinh có lợi và hoạt chất nhằm tăng cường khả năng đề kháng cho tôm.

Lưu ý: Hạn chế sử dụng kháng sinh trong thời gian điều trị vì chúng có khả năng gây lờn thuốc nếu không sử dụng đúng cách, tôm có thể tái nhiễm với mật độ cao hơn. Với cách trị bệnh trên, với tỷ lệ nhiễm bệnh dưới 40% đàn tôm, môi trường không ô nhiễm nặng và sức khỏe tôm tốt thì tôm có thể vượt qua được giai đoạn này.

Cách phòng bệnh

tôm bị đốm đen

Trước vụ nuôi cần cải tạo ao đúng kỹ thuật, sử dụng MICROBE-LIFT AQUA C – Men vi sinh làm sạch nước ao nuôi, MICROBE-LIFT AQUA SA – Men vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi để ổn định và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Tôm giống phải được sàng lọc kỹ lưỡng bằng kỹ thuật PCR không chỉ với bệnh EMS, đốm trắng, IHHNV, IMNV mà cả NHP.

Mật độ tôm thả phải phù hợp với cơ sở hạ tầng, hệ thống quạt nước cung cấp oxy, độ sâu, mùa vụ cũng như kinh nhiệm nuôi tôm của người nuôi.

Kiểm tra mật độ vi khuẩn định kỳ 5-7 ngày/lần nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao nuôi. Nếu ao bị khí độc, người nuôi nên ưu tiên sử dụng MICROBE-LIFT AQUA N1 – Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi để giảm nguy cơ tôm bị đốm đen.

Bổ sung Vitamin C cho tôm, bổ sung khoáng chất, hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch, men vi sinh đường ruột – MICROBE-LIFT DFM cho tôm ngay sau khi thả để tăng khả năng đề kháng.

Kiểm soát lượng thức ăn đưa vào ao nuôi để hạn chế chất thải, cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp tôm luôn khỏe mạnh.

Kiểm tra hàm lượng khí oxy hòa tan trong nước thường xuyên để có biện pháp khắc phục tránh việc thiếu oxy cục bộ kéo dài dẫn đến tôm bị stress, dễ nhiễm bệnh.

Nghiêm cấm xả rác, nước thải sinh hoạt; không nuôi gia súc quanh khu vực ao; sử dụng lưới ngăn chim, súc vật; chú ý vệ sinh của lao động, trang thiết bị sử dụng.

Tham khảo: Các bệnh trên tôm mùa nóng thường gặp

____________________________

Phần lớn các vi khuẩn gây ra bệnh đốm đen trên tôm có tốc độ lây lan nhanh, có thể nhiễm theo chiều dọc (từ tôm bố mẹ) và chiều ngang (từ môi trường), vậy nên việc phòng bệnh cần được quan tâm hơn. Người nuôi cần chú trọng các biện pháp cải tạo, duy trì chất lượng môi trường nước và tăng khả năng miễn dịch tôm thật tốt bằng các chế phẩm sinh học MICROBE-LIFT nhằm giúp tôm có thể phát triển, tăng trưởng an toàn, hiệu quả. Để được tư vấn thêm về cách phòng trị tôm bị đốm đen kết hợp sử dụng men vi sinh xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký