cs 4

Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su

Nước thải chế biến cao su có 1 vài điểm cần lưu ý dưới đây. Để thiết kế ra được 1 hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) hiệu quả.

nuoc thai che bien cao suHình 1. HTXL nước thải ngành cao su

Trước hết, nước thải chế biến cao su có pH trong khoảng 4,2 –5,2. Do việc sử dụng acid để làm đông tụ mủ cao su.
Hơn 90% chất thải rắn trong nước thải cao su là chất rắn bay hơi. Chứng tỏ bản chất bay hơi của chúng. Phần lớn các chất này ở dạng hoà tan. Còn ở dạng lơ lửng chủ yếu chỉ có những hạt cao su còn sót lại.

Hàm lượng Nitơ hữu cơ thường không cao lắm và có nguồn gốc từ protein trong mủ cao su. Trong khi hàm lượng Nitơ dạng amonia là rất cao. Do việc sử dụng amoni chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, tồn trữ mủ cao su.

nuoc thai che bien cao su

Hình 2. Công nhân thu hoạch mủ cao su

Đặc trưng cơ bản của các nhà máy chế biến cao su đó là sự phát sinh mùi. Mùi hôi thối sinh ra do men phân hủy protein trong môi trường acid. Chúng tạo thành nhiều chất khí khác nhau: NH3, CH3COOH, H2S, CO2, CH4…

Như vậy, nước thải chế biến cao su sẽ có 3 loại chất ô nhiễm đó là :

  • Hàm lượng TSS cao.
  • Ô nhiễm hữu cơ.
  • Ô nhiễm chất dinh dưỡng.

Từ đặc điểm ô nhiễm trên chúng ta sẽ phân tích để lựa chọn công nghệ xử lý sao cho phù hợp và có hiệu quả cao.

nuoc thai che bien cao su

Hình 3. Công nhân chế biến cao su

Đối với ô nhiễm TSS

+ Phương pháp lắng: Thường ở nước thải cao su người ta dùng bể gạn mủ để loại bỏ tạp chất và thu hồi mủ. Thời gian lưu của bể này thường lên đến 3 ngày.
+ Phương pháp hóa lý: Keo tụ tạo bông, lắng hoặc tuyển nổi DA.

Về ô nhiễm hữu cơ

Sau hóa lý nồng độ BOD thường giảm từ 30-36%. Nên ta sẽ sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp sinh học kị khí: giảm được khoảng 70-80% BOD.

+  Phương pháp sinh học hiếu khí sau kị khí giảm được 70-85% BOD.

>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý BOD, COD, TSS trong nước thải chế biến cao su đến từ vi sinh Microbe-Lift

Về ô nhiễm chất dinh dưỡng

Khử Nito trong nước thải có 2 cách: khử bằng kềm hóa và bằng vi sinh khử.
trong đó, quá trình khử N bằng sinh học có 2 phương pháp:
– Quá trình khử Nito bằng đồng hóa: NH4 – Đồng hóa – Ni tơ hữu cơ được hấp phụ. Hấp thụ trong tế bào – Tế bào chết chứa nito xả bùn ra ngoài
– Quá trình Nitrat hóa: NH4 – cấp oxi để nitrit hóa NO2- Cấp oxi để nitrat hóa. NO3- Khử N

Trong nước thải cao su, do hàm lượng N tổng cao. Cần phải tiến hành thiết kế các bước sau để xử lý N trong nước thải cao su:
– Thiết kế bể hiếu khí có tính đến khả năng Nitrat hóa ;

– Thiết kế bể Anoxic để khử NO3;

– Hay sử dụng mương oxi hoá.

xử lý nước thải

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Để lại một bình luận