Tôm kéo đàn là một hiện tượng khá thường gặp trong nuôi tôm. Bà con cần xác định đúng nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thì mới có phương án xử lý hiệu quả. Hôm nay Biogency sẽ lý giải một số nguyên nhân và hướng dẫn cách xử lý hiện tượng tôm kéo đàn, mời bà con tham khảo để áp dụng cho ao nuôi của mình!
Các nội dung chính
Hiện tượng tôm kéo đàn là gì?
Tôm kéo đàn, tôm chạy đàn hay còn một cách gọi khác là tôm nổi đầu, là hiện tượng đàn tôm không chịu bơi xuống đáy mà bơi thành từng cụm, từng đàn tấp về một phía trong ao. Bà con có thể bắt gặp cảnh con đầu đàn bơi đi đâu thì cả đàn tôm sẽ kéo theo đó.
Hiện tượng này trước mắt không quá nguy hiểm, nhưng nó là dấu hiệu cho thấy ao nuôi có vấn đề. Nếu không xử lý có thể để lại những ảnh hưởng sau này như tôm nhiễm độc tố, rớt đáy, chết hàng loạt,…
Tại sao có hiện tượng tôm kéo đàn?
Tìm ra được nguyên nhân thì mới có cách xử lý hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng tôm kéo đàn:
Nước có sự phân tầng nhiệt độ
Thời tiết chuyển mùa chính là lúc nước ao dễ có sự phân tầng nhiệt độ nhất. Trời đang nắng gắt đột ngột chuyển mưa, tầng mặt và tầng đáy ao sẽ có sự phân tầng nhiệt độ rõ rệt. Tôm bị sốc nhiệt nên kéo nhau bơi đến nơi có nhiệt độ phù hợp.
Tham khảo: Cách quản lý nhiệt độ nước ao nuôi tôm hiệu quả
Ao thiếu oxy
Hàm lượng oxy trong ao thường không đủ khi nuôi tôm với mật độ quá dày, nước ao có màu đục. Lúc này hàm lượng oxy hòa tan ở tầng đáy thấp kết hợp với các chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải của tôm tạo ra môi trường yếm khí, từ đó sinh ra nhiều khí độc như H2S, NH3, NO2,…
Tôm không thể sống ở khu vực này nên đàn tôm phải bơi lên nơi khác có điều kiện thích hợp hơn để cư trú.
Ao tôm thiếu oxy là vấn đề cần đặc biệt quan tâm đến trong suốt vụ nuôi, vì hàm lượng oxy hòa tan trong nước là yếu tố quan trọng giúp tôm thực hiện quá trình trao đổi chất và hô hấp. Đi cùng với việc sử dụng chế phẩm vi sinh Thủy sản để làm sạch nguồn nước ao thì cung cấp oxy là yếu tố cần thiết giúp tôm phát triển khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Ao có rong đáy
Trong những ao có xuất hiện nhiều rong đáy như rong mềm, rong đuôi chồn sẽ dễ có hiện tượng tôm chạy đàn.
Do các loại rong này trong quá trình quang hợp sẽ làm tăng pH ở tầng đáy (pH > 9), kéo theo lượng khí độc NH3 ở đáy cũng tăng lên. Tôm bị ngộ độc nên sẽ kéo đàn bơi lên mặt nước để tìm môi trường sống phù hợp.
Ngoài ra, với những ao không có rong đáy, đây là môi trường nghèo dinh dưỡng, độ kiềm thấp, các yếu tố môi trường bị mất cân bằng nên cũng dễ có hiện tượng tôm kéo đàn.
Tôm thiếu thức ăn
Cũng có một trường hợp khác dẫn tới việc tôm kéo đàn là do tôm bị đói, thiếu thức ăn nên mới kéo đàn đi tìm thức ăn. Nếu bà con cho ăn đầy đủ mà tôm vẫn đói thì có thể do mới đổi loại thức ăn, tôm chưa thích nghi.
Hướng dẫn xử lý hiện tượng tôm kéo đàn
Bà con có thể dựa vào những nguyên nhân mà Biogency liệt kê ở trên để đưa ra phương án xử lý hiện tượng tôm kéo đàn sao cho hiệu quả.
Cách xử lý hiện tượng tôm kéo đàn
Mỗi nguyên nhân sẽ có một cách xử lý riêng, cụ thể như sau:
- Do ao nuôi có nhiều rong đáy: bà con nên tiến hành vớt rong, gây màu nước, kiểm soát độ kiềm của nước, cân bằng khoáng,…
- Do nhiệt độ ao bị phân tầng: lắp đặt và chạy quạt gió cho đến khi kiểm tra thấy nhiệt độ trong ao đã ổn định.
- Do trong ao thiếu oxy, có khí độc (tôm thường kéo đàn vào lúc sáng sớm hoặc tối): bà con thay nước ao để giảm lượng khí độc, tiến hành chạy quạt gió tăng cường oxy, có thể đánh oxy viên hoặc lắp đặt thêm vỉ khuếch tán oxy. Cách xử lý khí độc tốt nhất là xi phong đáy ao, kết hợp đánh men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 để xử lý khí độc trong ao và men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp làm sạch nước ao nuôi hiệu quả.
- Do thức ăn: bổ sung thêm liều lượng thức ăn cho tôm, nên đổi loại khác nếu loại đang sử dụng không đạt chất lượng. Tham khảo bổ sung men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM giúp tôm ăn khỏe, hấp thu dễ dàng hơn.
Cách phòng ngừa hiện tượng tôm kéo đàn
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để đề phòng tình trạng tôm nổi đầu, kéo đàn bà con nên có những biện pháp phòng tránh từ trước. Biogency gợi ý một số cách phòng ngừa hiện tượng tôm kéo đàn như sau:
- Kiểm soát các chỉ số của môi trường nước:
- Độ kiềm thích hợp: > 80mg/l. (tham khảo cách tăng giảm kiềm ao tôm)
- Độ pH thích hợp: 7,5 – 8,5. Nếu pH cao thì đánh mật rỉ đường, pH thấp thì tiến hành bón vôi. (Tham khảo cách tăng giảm ph ao tôm)
- Độ trong nên ở mức 20 – 30cm. Thay nước khi ao có màu đậm và gây màu khi thấy nước quá trong (nước trong quá ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống sẽ làm tôm sốc nhiệt). (Tham khảo cách quản lý độ trong ao nuôi tôm)
- Theo dõi lượng thức ăn của tôm thừa hay thiếu để bổ sung, xử lý kịp thời.
- Bổ sung men vi sinh, vitamin C cho tôm thường xuyên để tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Kiểm soát lượng khí độc trong ao bằng cách chạy quạt gió và sử dụng chế phẩm sinh học Microbe-Lift AQUA N1.
- Định kỳ sử dụng Microbe-Lift AQUA C làm sạch nước ao, Microbe-Lift AQUA SA để xử lý bùn đáy ao nuôi, giảm khí độc sinh ra từ bùn đáy.
Biogency tin rằng với thông tin mình vừa cung cấp, bà con sẽ tìm ra phương án xử lý hiện tượng tôm kéo đàn hiệu quả cho trang trại nuôi của mình. Nếu bà con cần tư vấn thêm về cách sử dụng các chế phẩm sinh học của Biogency trong xử lý hiện tượng tôm kéo đàn, vui lòng liên hệ qua Hotline 0909 538 514 để được chuyên gia tư vấn cụ thể.
Tài liệu tham khảo:
Khắc phục hiện tượng tôm lội kéo đàn (baclieu.gov.vn)
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh