thumb trung loa ken

Trùng loa kèn – Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị dứt điểm cho tôm

Trùng loa kèn là loại ký sinh trùng nguy hiểm vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp và quá trình sinh trưởng của vật chủ. Người nuôi cần quan sát kỹ càng các dấu hiệu trên tôm để sớm nhận ra và điều trị bệnh cho tôm. Cùng xem bài viết của Biogency dưới đây để có thêm kiến thức về phòng và trị loại ký sinh trùng này nhé!

Trùng loa kèn là sinh vật gì?

Trùng loa kèn có hình dạng tương tự hoa loa kèn hoặc có thể xem là hình chuông lộn ngược. Cơ thể của chúng phía trước lớn và phía sau nhỏ, phía trước có l-3 vòng lông rung và khe miệng, phía sau đều có cuống hoặc đế bám để bám vào vật chủ. Môi trường sinh trưởng tốt của chúng thường là những ao nuôi dơ bẩn và chứa nhiều chất hữu cơ. 

Trùng loa kèn được chia thành nhiều nhóm cá thể với các tên gọi khác nhau:

  • Hình thành tập đoàn: các cá thể được liên kết với nhau cùng một nhánh và bám vào vật chủ gồm Epistylis, Zoothamnium,…
  • Cá thể riêng biệt: từng cá thể bám vào vật chủ gồm Apiosoma, Scyphidia,…
1trung loa ken
Hình ảnh trùng loa kèn dưới kính hiển vi

Các dấu hiệu khi tôm mắc bệnh do trùng loa kèn

Các loại ký sinh trùng nguyên bản vốn sống tự do với phương thức sinh tồn là sống bám vào cơ thể sinh vật khác. Vì thế chúng luôn phải tìm cho mình một vật chủ. 

Có 2 hình thức ký sinh vào vật chủ là ngoại ký sinh (bên ngoài vật chủ) và nội ký sinh (bên trong cơ thể vật chủ). So với ngoại ký sinh dễ phát hiện thì nội ký sinh rất khó nhìn thấy cũng như xử lý. Vì thông thường trùng nội ký sinh sẽ ẩn nấp và sinh sản trong cơ thể vật chủ liên tục cho đến khi đạt được số lượng lớn và tràn ra ngoài. Lúc này thì tình trạng gần như đã không còn cứu vãn được. 

May cho chúng ta thì loài trùng loa kèn là ngoại ký sinh. Trùng loa kèn thường bám vào thân và các phần phụ của tôm. Để nhận biết loại trùng này chúng ta chỉ cần quan sát kỹ các bộ phận bên ngoài là được.

Các dấu hiệu khi tôm nhiễm trùng loa kèn

Vì trùng loa kèn là ngoại ký sinh nên thường sẽ không gây hại đến tôm khi ở số lượng ít. Nhưng khi trùng sinh sản với số lượng lớn tôm thường có các biểu hiện điển hình của bệnh đóng rong trên tôm từ nhẹ tới nặng như sau:

  • Tốc độ bơi chậm chạp, thường xuyên tấp bờ.
  • Có thể gây nên hiện tượng đục cơ ở lưng hoặc đốt cuối cơ thể.
  • Tôm bị mất phụ bộ.
  • Cơ thể tôm nhợt nhạt và chậm lớn.
  • Mang tôm bị thương tổn và chuyển dần màu sắc sang đen.
  • Vỏ tôm có nhớt nhiều như một lớp rong đóng trên bề mặt.
  • Toàn thân bị xơ tập trung ở phần đầu ngực, mang và phụ bộ.
  • Trên vỏ tôm thường xuất hiện màu xanh của tảo, màu đen của nước, hoặc màu xám khói hoặc đen như bùn.
  • Khi tình trạng chuyển nặng, ký sinh trùng có thể phá hủy vỏ tôm để xâm nhập vào thịt.

2trung loa ken

Nguyên nhân xuất hiện trùng loa kèn trong ao nuôi tôm

Với những người nuôi tôm có kinh nghiệm sẽ luôn nhận ra mùa mưa chính là mùa mà các loại vi sinh vật, ký sinh trùng sinh sôi mạnh mẽ. Trùng hoa kèn cũng không nằm ngoài nguyên nhân đó. Tuy đây là bệnh xuất hiện quanh năm nhưng sẽ có nguy cơ cao hơn vào mùa mưa tại các tỉnh miền Bắc. Vì so với miền Trung và Nam thì miền Bắc có lượng mưa trung bình năm cao hơn.

3trung loa ken
Nước ao tôm không đủ sạch là nguyên nhân phát sinh rất nhiều vấn đề

Khi các vùng nuôi tôm bước vào mùa mưa, việc mưa nắng thất thường cũng như các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) thay đổi đột ngột khiến cho tôm có thể bị sốc nhiệt và giảm đề kháng. Đồng thời việc thay đổi dẫn đến các chỉ số môi trường nước (môi trường sống của tôm) như độ pH, nồng độ kiềm, nồng độ khoáng, lượng khí NH3, NO2 tăng cao hoặc biến đổi. Sự thay đổi này tạo điều kiện thích hợp cho các mầm bệnh hình thành và bùng phát. Kết hợp với việc sức đề kháng của tôm bị giảm tạo thành bệnh nguy hiểm. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến mà tôm mắc bệnh do trùng loa kèn.

Tham khảo: Các chỉ số trong nước ao tôm quan trọng

Các giải pháp điều trị bệnh trùng loa kèn trên tôm

Đối với việc trị bệnh cho tôm đã nhiễm trùng loa kèn thì loài ký sinh này chỉ thường bám trên vỏ tôm. Khi tôm thay vỏ thì loài ký sinh này cũng tự động rơi ra theo. Vì thế chúng ta chỉ cần bổ sung đủ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình thay vỏ cho tôm. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của ký sinh trùng trên tôm, bà con cần giảm ngay lượng thức ăn từ 5-10%. Đồng thời bổ sung thêm vitamin C, tạt khoáng chất giúp tăng đề kháng và men vi sinh đường ruột cho tôm MICROBE-LIFT DFM giúp cung cấp 4 chủng lợi khuẩn cần thiết, phòng ngừa bệnh phân trắng và đường ruột.

Để giải quyết triệt để trùng loa kèn thì bả con cần đi cải thiện chất lượng nước ao tôm. Bà con xử lý nước ao nuôi với men vi sinh MICROBE-LIFT AQUA C để phân hủy triệt để các cặn bã hữu cơ và các chất ô nhiễm. Men vi sinh này giúp ổn định màu nước trong ao, hạn chế loại tảo có hại. Từ đó giúp tôm phát triển ổn định và giảm nguy cơ mắc bệnh (đối với tôm đang khỏe mạnh) cũng như không làm tình trạng nhiễm bệnh trầm trọng hơn.

4trung loa ken

Làm thế nào để phòng ngừa trùng loa kèn hiệu quả khi nuôi tôm

Cách phòng ngừa tốt nhất để tránh tôm nhiễm ký sinh trùng chính là bà con cần thường xuyên chăm sóc và quan tâm kỹ lưỡng đến chất lượng nước ao nuôi. Việc nước ao bị ô nhiễm hoàn toàn là do chất thải và thức ăn thừa của tôm tích tụ trong quá trình nuôi. Vì thế bà con cần lên một quy trình làm sạch nước định kỳ và bổ sung dinh dưỡng cho tôm đúng mực thật bài bản như sau:

  • Sử dụng men vi sinh xử lý bùn đáy MICROBE-LIFT AQUA SA để làm sạch bùn dưới đáy ao định kỳ, tránh tích tụ các chất thải và thức ăn thừa gây ô nhiễm. Sản phẩm này chứa các chủng vi sinh vật như Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate,… giúp lớp bùn đáy tăng tốc độ phân hủy. Từ đó phân hủy được các chất hữu cơ tích tụ đồng thời giảm thiểu lượng khí độc từ bùn đáy.
  • Nếu trong nước ao có quá nhiều thức ăn dư thừa và các chất hữu cơ thì bà con có thể dùng sản phẩm vi sinh MICROBE-LIFT AQUA C làm sạch nước ao định kỳ giúp hạn chế việc tích tụ bùn đáy. Men vi sinh chứa đến 13 chủng sinh vật để tối ưu hiệu suất xử lý về thời gian cũng như hiệu quả nhận được.
  • Thường xuyên cắt vỏ để quan sát tôm để phát hiện tình trạng bệnh kịp thời.
  • Tính toán kỹ lượng thức ăn để không lãng phí đồng thời gây ô nhiễm nước ao.
  • Bổ sung vitamin C và các khoáng vi lượng cần thiết giúp thúc đẩy quá trình thay vỏ của tôm tốt hơn.

Qua bài viết trên Biogency đã cung cấp cho bà con kiến thức sơ cấp về loại trùng loa kèn và những nguy cơ do loại ký sinh này mang lại. Nếu bà con cần được tư vấn giải pháp chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn thì hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí hoặc đặt hàng trực tiếp sản phẩm men vi sinh công nghệ cao của chúng tôi.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký