Ủ phân chuồng bằng chế phẩm vi sinh đang được các trang trại chăn nuôi áp dụng. Việc làm này giúp biến chất thải từ chăn nuôi tái sử dụng thành nguồn dinh dưỡng cho trồng trọt.
Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2018, nước ta có tổng số lượng heo khoảng 26 triệu con. Chi cục chăn nuôi và Thú y đã tính toán ra lượng chất thải rắn đàn vật nuôi thải ra. Con số này khá lớn, trung bình kg/con mỗi ngày đêm.
Như vậy, tổng khối lượng chất thải thải ra mỗi ngày khoảng 52,000 tấn/ ngày. Lượng chất thải này thải ra môi trường sẽ gây tác động nghiêm trọng đến môi trường và con người. Nước thải, không khí, môi trường sống đều sẽ bị ô nhiễm. Trong khi đó, chúng ta có thể sử dụng nguồn chất thải rắn này hỗ trợ ngành trồng trọt. Cái chúng ta cần chính là phải có phương pháp ủ phân chuồng và xử lý đúng cách.
Phân chuồng sau khi thải ra có chứa rất nhiều hợp chất hữu cơ. Hầu hết là các chất đang phân hủy từ đường ruột của động vật. Khi thải ra môi trường, các hợp chất này tiếp tục được phân hủy. Dưới tác động của vi sinh vật ngoài môi trường sinh ra nhiều axit hữu cơ, khí độc… trước khi tạo thành các hợp chất đơn giản, có ích. Do vậy, sau khi ủ phân chuồng, thành phần phân sẽ gồm các hợp chất như: nước, ni tơ, P2O5, K2O, CaO, MgO,… là những chất rất cần cho cây trồng.
Ngoài ra, trong phân chuồng tươi có chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh. Như: Nhóm vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn) và E. coli gây bệnh đường ruột ở người.
Do vậy, nếu sử dụng phân chuồng tươi để bón cho cây trồng. Hoặc phân chuồng chưa được xử lý đúng cách sẽ gián tiếp bón chất độc cho cây, gây chết cây.
Ủ phân chuồng làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống. Nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ. Trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzym, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh
Phân hữu cơ đúng chất lượng là loại phân được sản xuất đúng quy trình. Chứa hàm lượng hữu cơ dễ hấp thụ cao, mật độ vi sinh vật có lợi cao. Không có các vi khuẩn gây bệnh như; E.coli, Samonela thương hàn,…
>>> Xem thêm: 3 cách ủ phân Compost từ rác thải bằng men vi sinh Microbe-Lift IND
Hướng dẫn cách ủ phân chuồng với sản phẩm Microbelift IND
Liều dùng: 1 lít Micrbelift IND dùng để ủ 20 m3 phân chuồng tươi. Nguyên liệu phối trộn để ủ gồm: tro, trấu, rơm, rạ,…
Pha 1 lít Microbelift IND với khoảng 200 – 1000 lít nước (lượng nước pha tùy thuộc vào độ ẩm của phân heo). Miễn sao đảm bảo đủ lượng sản phẩm sau khi pha trộn thấm đều hết lượng phân cần ủ.
Xếp nguyên liệu thành từng lớp dày khoảng 20 cm. Sau đó phun hoặc tưới dung dịch vi sinh đã pha cho ướt đều mỗi lớp. Đống ủ không nên cao quá 1,2 m. Che đậy kỹ đống ủ bằng bạt để quá trình phân hủy của vi sinh vật diễn ra thuận lợi. Lưu ý: che mát cho đống ủ.
Cứ 15 ngày, tiến hành đảo trộn 1 lần. Sau khi trộn xong thì đậy bạt và che mát đống ủ như lúc đầu.
Ủ phân chuồng khoảng 2 tháng là có thể dùng được. Đặc biệt, phân sau khi ủ với Microbelift IND khoảng 2 tuần là không còn nghe mùi hôi nữa. Phân sau ủ tơi xốp và dễ dàng sử dụng cho cây trồng.
Công ty TNHH Đất Hợp là nhà phân phối độc quyền sản phẩm Microbe-lift IND tại Việt Nam. Do đó để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm và ủ phân chuồng hiệu quả nhất. Vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí.
Theo dõi Fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift để cập nhật những tin tức mới nhất về môi trường và các phương án xử lý nước thải hiệu quả nhé!
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh