Vi sao can xu ly nuoc thai nuoi tom 1

Vì sao cần xử lý nước thải nuôi tôm?

Xử lý nước thải nuôi tôm cần được chú trọng nhiều hơn, nhất là khi số hộ dân nuôi tôm ngày một nhiều, diện tích mặt nước dành cho nuôi trồng thủy sản gia tăng một cách chóng mặt, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho môi trường, sức khỏe con người cũng như năng suất nuôi tôm. Vậy cụ thể những hệ lụy đó như thế nào? 

Nước thải nuôi tôm gồm những gì

Hiện nay rủi ro ô nhiễm môi trường phát sinh từ công tác nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ngày càng hiện rõ và đáng báo động. Nguyên nhân là vì quá trình nuôi tôm phát sinh ra lượng lớn nước thải, chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. 

Đối với nước thải ao tôm có các loại nước thải chính là nước xi phông, nước thay từ ao nuôi; một số loại nước thải khác (nếu ao nuôi được tích hợp các công trình bồn lắng, hầm ủ biogas: nước thải sau bể lắng, nước thải đầu ra hầm ủ biogas…).

Nước thải nuôi tôm cần xử lý vì chứa nhiều chất ô nhiễm

Nước xi phông

Là loại nước thải có hàm lượng ô nhiễm cao nhất trong các cơ sở chăn nuôi tôm cần xử lý triệt để. Thải lượng hàng ngày khoảng 20% thể tích ao nuôi (chứa xác tôm, vỏ tôm lột, thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo, xác vi sinh vật…), có mùi hôi. Các thông số ô nhiễm trong nước thải xi phông của ao nuôi thâm canh, siêu thâm canh có hàm lượng ô nhiễm rất cao, cụ thể như sau:

Thông số ô nhiễm tham khảo Hàm lượng trong nước xi phông tại ao tôm khoảng 44 ngày tuổi Quy định tại cột B, QCVN 40:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
Tổng N (nitơ) 298,2 mg/l 40 mg/l
Tổng P (phốt pho) 413 mg/l 6 mg/l
BOD5 1.445 mg/l 50 mg/l
COD 1.648 mg/l 150 mg/l
Amoni (N) 15,4 mg/l 10 mg/l

Nước thay từ ao nuôi

Thải lượng hàng ngày khoảng 10% – 30% thể tích ao nuôi. Các thông số ô nhiễm trong nước thay có hàm lượng ô nhiễm thấp hơn trong nước xi phông đáy ao, cụ thể như sau:

Thông số ô nhiễm tham khảo  Hàm lượng trong nước thay tại ao tôm khoảng 44 ngày tuổi Quy định tại cột B, QCVN 40:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
Tổng N (nitơ) 11,2 mg/l 40 mg/l
Tổng P (phốt pho) 1,349 mg/l 6 mg/l
BOD5 21 mg/l 50 mg/l
COD 36 mg/l 150 mg/l
TSS 116 mg/l 100 mg/l
Amoni (N) 11,2 mg/l 10 mg/l

(Nguồn: Castine và cộng sự, 2013, Xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản)

Xử lý nước thải nuôi tôm là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ nguồn nước, nguồn lợi thủy sản

Với hàm lượng các chất ô nhiễm cao, xử lý nước thải nuôi tôm là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ nguồn nước, nguồn lợi thủy sản và đặc biệt là ngăn chặn bùng phát dịch bệnh từ các cơ sở nuôi tôm siêu thâm canh.

Nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm môi trường chính là thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hóa dinh dưỡng. Trong nước thải cũng có dư lượng các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh. Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất Nitơ, Photpho và các chất dinh dưỡng khác, tạo nên sự siêu dưỡng, làm nở rộ vi khuẩn.

Sự có mặt của các hợp chất cacbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm oxy hòa tan và tăng BOD, COD, H2S, Ammonia và hàm lượng CH4 trong lưu vực tự nhiên. Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước tù.

Hệ thống kênh rạch bị bồi lắng, môi trường nước tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng nếu như không xử lý nguồn nước trong ao và bơm bùn đáy ao trong nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ra kênh rạch tự nhiên.

Nếu việc xả thải diễn ra liên tục, không có thời gian gián đoạn để môi trường được phục hồi, mầm bệnh bị cắt thì mùn bã hữu cơ sẽ tích lũy làm môi trường nước trở nên phú dưỡng, nghề nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh sẽ lại càng chịu rủi ro nhiều hơn nữa. 

Vi sao can xu ly nuoc thai nuoi tom 3

Mặt khác, hạ tầng phục vụ các vùng nuôi tôm chưa hoàn chỉnh, hệ thống thủy lợi vốn là hệ thống phục vụ cho nhu cầu canh tác nông nghiệp; nhiều khu nuôi tôm chưa có kênh cấp, kênh xả riêng biệt, thậm chí nhiều đoạn kênh bị bồi lắng, đáy kênh cao hơn đáy ao nuôi tôm. Hậu quả là mầm bệnh vẫn tồn lưu trong khu nuôi tôm khi các ao tôm bị bệnh thải nước ra môi trường bên ngoài, nên khả năng lây nhiễm rất cao.

Tham khảo: Quy trình xử lý nước ao tôm

Như vậy xử lý nước thải nuôi tôm là yêu cầu cấp thiết cần được quan tâm để giảm thiểu các tác động đến môi trường cũng như đảm bảo được năng suất tôm, giảm nguy cơ lây lan các mầm bệnh. Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang đến những thông tin hữu ích. Để được hỗ trợ tư vấn về xử lý nước thải nuôi tôm, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký