vi sinh nuôi tôm

Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh nuôi tôm

Vi sinh là yếu tố cực kỳ quan trọng trong các hệ thống nuôi tôm ngày nay, cho dù là ở ao thương phẩm hay tại các trại giống, vì chất lượng nước và kiểm soát dịch bệnh có liên quan trực tiếp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động của vi sinh vật rất nhiều. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của vi sinh nuôi tôm, đồng thời xem đâu là yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến hiệu quả của vi sinh, thì hãy cùng Biogency theo dõi qua bài viết này nhé!

Tìm hiểu về vi sinh nuôi tôm 

vi sinh nuôi tôm

Vi sinh là một thuật ngữ rất đa dạng không chỉ bao gồm các vi sinh vật sống thông thường mà còn bao gồm các ứng dụng trong y học, nông nghiệp,…. Trong nuôi trồng thủy sản, vi sinh vật có thể bao gồm các vi sinh vật sống trong môi trường nước, dưới đáy ao nuôi, giúp kiểm soát hệ sinh thái trong ao nuôi rất hiệu quả. 

Vi sinh hay với tên đầy đủ hơn là men men vi sinh, thường bao gồm hai loại:

+ Hệ vi sinh vật đường ruột: Trộn trực tiếp vào thức ăn để tăng cường hệ vi khuẩn đường ruột cho tôm nuôi.

+ Vi sinh vật xử lý nước: Loại này có tác dụng cải tạo môi trường nước ao nuôi đồng thời hỗ trợ xử lý các vi khuẩn gây bệnh không phát hiện được do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.

Vi sinh vật được sử dụng trong ao nuôi tôm bao gồm các chủng vi khuẩn phổ biến như: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Clostridium Butyricum, Pseudomonas, Rhodopseudomonas , Nitrosomonas và Nitrobacter, Lactobacillus sp, Aeromonas hydrophila, A. media, Alteromonas sp., Bacillus subtilis, Carnobacterium inhibens, Debaryomyces hansenii, Enterococcus faecium, Lactobacillus helveticus, L. plantarum, L. rhamnosus, Micrococcus luteus, Pseudomonas fluorescens, Roseobacter sp., Streptococcus thermophilus, Saccharomyces cerevisiae, S. exiguous, Vibrio alginolyticus, V. fluvialis, Tetraselmis suecica và Weissella hellenica.

Tham khảo: Cách sử dụng vi sinh nuôi tôm

Những tác dụng của vi sinh nuôi tôm 

tác dụng vi sinh nuôi tôm

Men vi sinh nuôi tôm giống như một liều thuốc sinh học giúp tiêu diệt mầm bệnh mà không loại bỏ được nguồn gốc của vấn đề. Với ứng dụng phù hợp, hoạt động của vi sinh vật có thể khắc phục tình trạng khó xử lý trong ao nuôi, chẳng hạn như:

+ Vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu đáng kể sự tích tụ bùn đáy

+ Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong ao như Vibrio, Aeromonas

+ Tăng mật độ sinh vật phù du (động vật phù du)

+ Giảm sản sinh khí độc, góp phần làm tăng sản lượng tôm nuôi.(Tham khảo các loại khí độc trong ao tôm)

+ Nâng cao hiệu quả phân hủy chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi

+ Hình thành các axit amin tự do và glucozơ là chất dinh dưỡng cho sự phát triển của vi sinh vật có ích.

+ Giảm chất độc ảnh hưởng đến động vật thủy sinh như: NH3, NO2, NO3, H2S,…

+ Cải thiện chất lượng nước và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

+ Kích thích hệ miễn dịch của tôm nuôi, hỗ trợ nâng cao khả năng kháng bệnh.

+ Tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho tôm, giúp ruột tôm to, đẹp, đồng đều, không đứt quãng

+ Hạn chế bệnh đường ruột, bệnh phân trắng trên tôm 

Tham khảo: Kinh nghiệm sử dụng vi sinh nuôi tôm

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khi sử dụng vi sinh

các yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh nuôi tôm

Dưới đây là những yếu tố xảy ra khá phổ biến trong ao nuôi, làm ảnh hưởng đến hệ sinh vật hoạt động trong ao:

– Oxy hòa tan: Vi khuẩn hiếu khí (Bacillus) và vi khuẩn hiếu khí nghiêm ngặt (VK Nitrate) cần phải đảm bảo đủ lượng oxy hòa tan để hoạt động hiệu quả. Nếu lượng oxy hòa tan quá thấp sẽ làm giảm bớt tính hiệu quả trong ao nuôi. (Xem cách quản lý oxy hòa tan trong ao tôm)

– Độ kiềm, độ mặn: nước có độ kiềm 80-150 mg/l CaCO3 có giá trị pH ổn định, nước có độ kiềm ≤ 50 mg/l CaCO3 sẽ gây biến động pH dẫn đến hiệu quả vi sinh thấp. (Xem cách tăng giảm kiềm ao tôm)

– Thời tiết: Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tảo và màu của nước, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vi sinh trong ao. Vi sinh bị ức chế sự phát triển lúc thời tiết quá lạnh (< 10 độ) hoặc quá nóng (> 35 độ).

– Dinh dưỡng: Vi khuẩn dị dưỡng cần nguồn Cacbon hữu cơ lấy từ các chất ô nhiễm có trong ao như: phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo tàn,… Vi khuẩn Nitrat hóa (vi khuẩn khử khí độc NH3, NO2) cần nguồn Cacbon lấy từ gốc kiềm có sẵn hoặc bổ sung trực tiếp vào ao nuôi. 

– Chất lượng vi sinh không đảm bảo, mật độ vi sinh không đủ để hỗ trợ cho quá trình xử tối ưu.

– Sử dụng sai chủng loại vi sinh: hiện có nhiều chủng loại vi sinh được ứng dụng để xử lý từng vấn đề để chất lượng nước ao nuôi. Cho nên bà con cần sử dụng đúng loại vi sinh chuyên trị thì hiệu quả xử lý sẽ cao hơn.

– Sử dụng không đúng cách: Mỗi loại vi sinh sẽ có cơ chế và cách sử dụng khác nhau, cho nên nếu sử dụng vô tội vạ sẽ không xử lý triệt để tình trạng môi trường nước. 

-> Bà con có thể tìm hiểu thời điểm tốt nhất để sử dụng vi sinh để tránh việc vi sinh gây bất lợi đến ao nuôi

– Thói quen thay nước và diệt khuẩn thường xuyên: việc thay nước, diệt khuẩn quá nhiều sẽ làm kho kiểm soát chất lượng ao nuôi, ảnh hưởng hưởng đến quá trình hoạt động hiệu quả của men vi sinh.

* Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến vi sinh, chẳng hạn như:

– Ao nuôi quá nhiều động vật nguyên sinh sẽ ăn hết vi khuẩn khiến mật độ vi sinh vật thấp.

– Sử dụng đồng thời các loại thuốc diệt nấm, kháng sinh, thay nước,… sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vi sinh đi rất nhiều.

Tham khảo: Quy trình nuôi tôm bằng vi sinh

_______________________

Mong rằng bài viết này giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng và những tác dụng của vi sinh trong nuôi tôm. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về cách xử lý nước ao nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/nu%C3%B4i-tr%E1%BB%93ng-th%E1%BB%A7y-s%E1%BA%A3n/-nu%C3%B4i-th%E1%BB%A7y-s%E1%BA%A3n/doc-tin/006171/2016-10-21/qua-trinh-sinh-thai-cua-vi-sinh-vat-trong-ao-nuoi-tom
  2. https://tongcucthuysan.gov.vn/en-us/Aquaculture/Aquaculture/doc-tin/012187/2019-01-28/application-of-biotechnology-in-shrimp-farming
  3. THANH, Khuất Hữu, et al. Xây dựng quy trình nuôi tôm sạch sử dụng chế phẩm vi sinh thay thế hóa chất. 2012. PhD Thesis. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  4. FARZANFAR, Ali. The use of probiotics in shrimp aquaculture. FEMS Immunology & Medical Microbiology, 2006, 48.2: 149-158.
  5. PUTRO, S., et al. Studies of microbiology of farmed shrimp. FAO Fisheries Report, 1990, 401, suppl.: 6-11.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký