Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn mang đến nhiều lợi ích

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn mang đến nhiều lợi ích

Phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã và đang được triển khai hiệu quả trên nhiều địa phương ở các tỉnh thành khắp cả nước với nhiều cách làm khác nhau. Trong đó, tận dụng thu gom rác hữu cơ, rác nhà bếp để làm phân bón được đánh giá cao, phù hợp với hầu hết các khu vực nông thôn nước ta.

Mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân Thuận Nghĩa, Bình Định

Không dừng lại ở việc phân loại rác thải tại nguồn, người dân khu phố Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã và đang áp dụng hiệu quả mô hình tận dụng rác hữu cơ làm phân bón mang lại nhiều lợi ích, vừa xử lý rác, bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm chi phí phân bón lại giảm thiểu các ảnh hưởng từ phân bón hoá học đến sức khoẻ con người.

Với mô hình này, rác hữu cơ (thức ăn thừa, vỏ rau củ quả, lá cây,…) tại các hộ gia đình hằng ngày sẽ được phân loại. Đến khoảng 7h tối rác sẽ được thu gom, phần rác hữu cơ được sử dụng để ủ làm phân bón hữu cơ, dùng trong trồng trọt tại địa phương, vừa tiết kiệm chi phí vừa hạn chế sử dụng phân bón hoá học.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn mang đến nhiều lợi ích
Rác hữu cơ được thu gom và ủ trong các thùng. (Ảnh: Thanh Tùng)

Hiện ở Thuận Nghĩa, mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt này đã triển khai tại 470 hộ, phân thành 3 loại chất thải, trong đó 180 hộ có chất thải hữu cơ được tận dụng cho sản xuất nông nghiệp của gia đình, 290 hộ còn lại đem chất thải thực phẩm ra ngoài để thu gom và xử lý theo mô hình. Đây là mô hình được đánh giá phù hợp với điều kiện nhiều địa phương, có thể nhân rộng toàn thị trấn và các khu vực khác trong tỉnh.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn mang đến nhiều lợi ích
Phân hữu cơ từ thùng ủ chất thải sinh hoạt được sử dụng cho diện tích trồng trọt của gia đình. (Ảnh: Thanh Tùng)

BIOGENCY đưa ra những lưu ý khi ủ phân từ chất thải rắn sinh hoạt để đạt được chất lượng phân ủ cao

Điểm hạn chế của mô hình tận dụng rác hữu cơ làm phân bón là thời gian ủ thường rất lâu, chất lượng phân sau ủ chưa cao. Bên cạnh đó rác hữu cơ phát sinh mùi gây khó chịu khi khu vực ủ gần khu dân cư. Càng khó khăn khi lượng rác hữu cơ thu gom tập trung ngày một nhiều, nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ tăng cao.

Để giải quyết vấn đề trên, các địa phương khi xử lý chất thải rắn sinh hoạt nên áp dụng kết hợp dùng men vi sinh trong quá trình ủ. Men vi sinh sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ, đồng thời giảm thiểu mùi hôi, cho chất lượng phân cao. Tuy nhiên, mỗi loại men vi sinh sử dụng sẽ cho hiệu quả và thời gian xử lý khác nhau. Biogency khuyến khích bà con sử dụng men vi sinh Microbe-Lift BPCC. Đây là sản phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao nhờ hiệu suất xử lý vượt trội so với nhiều sản phẩm men vi sinh khác trên thị trường.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn mang đến nhiều lợi ích
Thời gian ủ rút ngắn đến 50%, chất lượng phân hữu cơ đầu ra tốt hơn và đều hơn.

7 lý do Microbe-Lift BPCC được ưa chuộng để ủ phân hữu cơ

  1. Sản phẩm chứa các chủng vi sinh vật chuyên biệt hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh ủ thông thường, từ đó tăng tốc quá trình phân huỷ, rút ngắn thời gian ủ phân từ 20% – 50%.
  2. Các chủng vi sinh vật đa dạng, phân hủy hiệu quả các hợp chất hữu cơ khó phân hủy có trong nguyên liệu ủ.
  3. Men vi sinh dạng lỏng, dễ pha trộn, kích hoạt nhanh chóng mà không cần ngâm ủ.
  4. Chất lượng phân hữu cơ đầu ra tốt hơn, đều hơn giúp cây trồng khoẻ, ít sâu bệnh, năng suất cao.
  5. Tiết kiệm hơn với liều lượng sử dụng sản phẩm thấp vì vi sinh vật có khả năng phát tán mạnh trong đống ủ.
  6. Áp dụng cho tất cả các phương pháp ủ phân hữu cơ như: Phương pháp Heap, Vessel hay Windrow,…
  7. Giảm mùi hôi phát sinh trong quá trình ủ rõ rệt.

Ngoài ra, hiện có nhiều cách ủ khác nhau, tuy nhiên dù áp dụng cách nào để phân đầu ra đạt chất lượng cao, đồng đều, bên cạnh dùng men vi sinh thì trong quá trình ủ phân hữu cơ bà con cần nắm một số lưu ý sau:

  • Thu gom và xử lý rác khi còn tươi, không cho hoa quả bị thối đã phát sinh giòi, bọ.
  • Nên cắt nhỏ rau củ, rác hữu cơ kích thước lớn trước khi cho vào thùng.
  • Nếu dùng thùng thì đáy thùng cần đục lỗ để thoát nước rỉ rác trong quá trình ủ rác. Có thể sử dụng nước rỉ rác pha loãng với nước sạch để tưới cho cây trồng.
  • Nếu đào hố thì nắp đậy được làm từ vật liệu composite không phân huỷ trong môi trường ẩm hoặc làm bằng nhựa cứng, tôn gò. Nắp có kích thước đủ rộng để che kín miệng hố.
  • Thùng được đặt ở nơi thông thoáng, cách xa nơi ở, nguồn nước sinh hoạt.
  • Phân bón hữu cơ nên được phơi khoảng 1 ngày ở nơi khô thoáng để giảm nhiệt độ của phân hữu cơ trước khi đem bón cho cây trồng.

Đứng trước các bất cập nguy hại của những biện pháp xử lý rác thải như đốt, chôn lấp thì việc phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ngay tại nguồn, tận dụng rác hữu cơ làm phân bón là hướng đi bền vững. Tuy nhiên để có thể nhân rộng còn khá nhiều gian nan, đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều đơn vị, ban ngành đến việc nâng cao ý thức của người dân.

Trên đây là những chia sẻ từ Biogency về xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nếu quan tâm đến phương pháp ủ phân hữu cơ từ men vi sinh Microbe-Lift BPCC bạn vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết!

>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý mùi hôi ủ phân từ rác thải sinh hoạt bằng men vi sinh Microbe-Lift OC

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký